tailieunhanh - Bình giảng đoạn thơ trong “Việt Bắc” của Tố Hữu:“
Bình giảng đoạn thơ trong “Việt Bắc” của Tố Hữu: “Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người [ ] Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung “ Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thưc dân Pháp xâm lược, có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc đến “Việt Bắc” của Tố Hữu. Đây là một bài thơ mang đậm đà màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Thông qua đó, thể hiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt. | Bình giảng đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thưc dân Pháp xâm lược có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc đến Việt Bắc của Tố Hữu. Đây là một bài thơ mang đậm đà màu sắc dân tộc tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Thông qua đó thể hiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt son đầm thắm của nhân dân Việt Bắc với cách mạng với Đảng với Bác Hồ đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiến với thiên thiên núi rừng và con người Việt Bắc. Đoạn thơ gồm năm câu lục bát nhắc lại những cảnh thân thiết và tươi đẹp nhất về cảnh và người Việt Bắc trong hồi ức của người cán bộ cách mạng miền xuôi ở đây chính là nhà thơ. Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm xúc chung cho toàn đoạn. Ta là người ra đi cũng chính tác giả. Ở đây đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp thông thường trong dân ca truyền thống. Do đó đây chính là lời hỏi ngọt ngào của người ra đi với người ở lại dễ liên tưởng đây là một thiếu nữ địa phương. Và câu hỏi tu từ này là cái cớ bày tỏ tình yêu của một chàng trai miền đồng bằng với cô gái miền cao. Hoa và người thực là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Ở đây thiên nhiên hòa điệu với con người giữa chúng ngoài mối quan hệ tương hỗ còn có mối tương sinh lẫn nhau. Việt Bắc sinh ra con người và con người làm nồng ấm quê hương Việt Bắc. Tiếp theo tám dòng lục bát còn lại như là một bức tranh tứ bình về thiên và con người nơi đây. Với bốn dòng lục nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núi rừng qua bốn mùa mỗi mùa là một bức tranh thiên thiên có nét đẹp riêng biệt. Qua đây ta thấy chỉ riêng đoạn thơ này đã thấm đậm tính chất dân gian. Đầu tiên là bức tranh tả cảnh và khơi gợi cho chúng ta tình cảm mến thương của mùa đông Việt Bắc. Tại sao lại là mùa đông Vì đây là hồi ức của tác giả trong giờ phút chia tay. Chúng ta còn
đang nạp các trang xem trước