tailieunhanh - Ngôn quá kỳ hành
Ngôn quá kỳ hành "Ngôn quá kỳ hành." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc, có nghĩa: "Nói nhiều hơn làm, không dùng việc lớn được." Lưu Bị đánh Ngô bị đại bại, chạy về Bạch Đế Thành, lâm bịnh nặng. Trước phút lâm chung, các quan chầu chực bên long sàng. Lưu Bị nhìn thấy có Mã Thốc bèn truyền cho tạm lui ra. Đoạn hỏi Khổng Minh: - Thừa tướng xem tài Mã Thốc thế nào? Nguyên Thốc là người có. | Ngôn quá kỳ hành Ngôn quá kỳ hành. nguyên câu là Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc có nghĩa Nói nhiều hơn làm không dùng việc lớn được. Lưu Bị đánh Ngô bị đại bại chạy về Bạch Đế Thành lâm bịnh nặng. Trước phút lâm chung các quan chầu chực bên long sàng. Lưu Bị nhìn thấy có Mã Thốc bèn truyền cho tạm lui ra. Đoạn hỏi Khổng Minh - Thừa tướng xem tài Mã Thốc thế nào Nguyên Thốc là người có tài bác lãm quần thư quán thông kim cổ không có điều nào hỏi mà không biết không có sách nào hỏi mà không nhớ nên Khổng Minh thành thật đáp - Cũng là bậc anh tài đời này. Lưu Bị nói - Không đâu Trẫm xét thấy người ấy thường nói lớn quá sự thực mà làm thì không được như lời không thể dùng vào việc lớn. Thừa tướng nên xét kỹ lại. Lưu Bị chết. Khổng Minh đem binh ra Kỳ Sơn đánh Ngụy. Ngụy chúa là Tào Duệ dùng Tư Mã Ý làm đô đốc cầm binh đánh Thục. Nguyên phía tây núi Tần Lĩnh có một con đường quan yếu gọi là Nhai Đình. Cạnh đó có thành Liệt Liễu. Hai chỗ ấy là yết hầu của Hán Trung đất của Thục . Tư Mã Ý định kéo binh thẳng tới Nhai Đình chiếm được điểm giao thông quan trọng này thì Dương Bình Quan của Thục cũng sắp lọt vào tay Ngụy. Nhai Đình mất tất Ngụy sẽ cắt đứt đường vận tải lương thực thì một vùng Lũng Tây của Thục khó giữ nổi. Như vậy Thục chỉ còn hai cách bị động rút lui hay ở lại cố thủ. Hễ Ngụy nghe quân Thục chuyển động rút quân về Hán Trung lập tức chia binh chận các đường nhỏ mà đánh. Nhược bằng quân Thục không lui Ngụy sẽ cho các lộ quân đào hào đắp lũy cố giữ chặt đứt các đường rút về của Thục như vậy chỉ trong vòng một tháng Thục sẽ bị tuyệt lương quân chết đói hết. Khổng Minh vẫn nhận thấy điều đó cho nên chọn tướng đem binh giữ Nhai Đình. Mã Thốc xin đi. Khổng Minh nói - Nhai Đình chỉ là một mảnh đất nhỏ nhưng can hệ vô cùng. Nếu chỗ ấy thất thủ thì cả đại quân ta nguy hết đường cứu Ngươi tuy thâm thông mưu lược nhưng hiềm nơi ấy không có thành quách lại cũng chẳng có thế hiểm nào mà dựạ Khó giữ vô cùng. .
đang nạp các trang xem trước