tailieunhanh - Thế hệ chúng ta dạy dỗ con như thế nào?

Con có cần nhất nhất tuân lời? Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, nhịp sống thay đổi nhanh đến chóng mặt. Những mâu thuẫn, khác biệt của hai thế hệ đang ngày càng tăng. Trong nhịp quay quá nhanh ấy, những gì gọi là kinh nghiệm của cha mẹ chúng ta có còn là kim chỉ nam chăng? Liệu con cái có phải nhất nhất tuân theo mọi lời chỉ dạy ấy? Câu trả lời đó với nhiều người hình như đã có chiều hướng ngập ngừng, đắn đo Theo tôi, sự giáo dục. | mi Ấ 1 V 1 r J I 1 1 J 1 Ấ Thê hệ chúng ta dạy dô con như thê nào Con có cần nhất nhất tuân lời Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này nhịp sống thay đổi nhanh đến chóng mặt. Những mâu thuẫn khác biệt của hai thế hệ đang ngày càng tăng. Trong nhịp quay quá nhanh ấy những gì gọi là kinh nghiệm của cha mẹ chúng ta có còn là kim chỉ nam chăng Liệu con cái có phải nhất nhất tuân theo mọi lời chỉ dạy ấy Câu trả lời đó với nhiều người hình như đã có chiều hướng ngập ngừng đắn đo. Theo tôi sự giáo dục con trẻ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng và đầy đủ với các bậc phụ huynh. Tại Bắc Mỹ một số phụ huynh Việt Nam còn có thêm những thử thách khi phải làm quen với cách suy nghĩ ứng xử của trẻ con trong một xã hội hoàn toàn mới. Trẻ con thường ngại trò chuyện với cha mẹ chúng rất bực mình khi phải nghe thuyết giáo hay chỉ trích phê bình và chúng cho rằng bố mẹ nói quá nhiều. Thế nhưng liên hệ giữa cha mẹ và con cái nhất là với các con đang tuổi thiếu niên ít khi suôn sẻ. Thông thường cha mẹ không chịu tìm hiểu lắng nghe các con của mình và mặc dù rất yêu thương tận tụy lo cho chúng đôi khi cha mẹ có thái độ xa cách con cái hoặc xa hơn nữa là buông lời quở trách phê bình và thuyết giảng luân lý với con cái. Bắt đầu lớn là con cái không thích đi cùng cha mẹ nữa. Đi đám cưới họ hàng du lịch ăn giỗ ông bà. nếu không có biện pháp cứng rắn là các cậu ấm cô chiêu diện đủ các lý do để không đi được . Điều này là bước đầu tiên khiến các cha mẹ bỗng thấy con mình tuột khỏi vòng tay. Hầu hết các gia đình ở hải ngoại ngày nay chỉ có 1 đến 2 con nên mọi tình cảm vật chất được trao hết cho chúng. Xã hội đang phải đối mặt với hiện tượng mới đến tuổi đi học cha mẹ lại sợ con không ăn sẽ ốm không học được. Mắng nhiều quá con cái sẽ căng thẳng thần kinh không tiếp thu bài vở. Đến trường đồ dùng quần áo tiền ăn vặt không bằng bạn bằng bè sợ con tủi thân mặc cảm bạn bè xa lánh dẫn đến trầm cảm. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết phụ huynh đều than thở Dạy con bây giờ sao khó quá phải tự mò mẫm