tailieunhanh - ĐIỂM DANH RỦI RO TỪ SỞ HỮU CHÉO

Thâu tóm ngân hàng, nợ xấu và tăng vốn ảo là 3 rủi ro lớn xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng. Có 3 rủi ro lớn xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng đã được Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nêu ra. Đó là thâu tóm ngân hàng, nợ xấu và tăng vốn ảo, từ đó dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống. NCĐT đã trao đổi với ông Thành xung quanh vấn đề này. Sở hữu chéo xuất hiện. | ĐIỂM DANH RỦI RO TỪ SỞ HỮU CHÉO Thâu tóm ngân hàng nợ xấu và tăng vốn ảo là 3 rủi ro lớn xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng. Có 3 rủi ro lớn xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng đã được Tiến sĩ Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nêu ra. Đó là thâu tóm ngân hàng nợ xấu và tăng vốn ảo từ đó dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống. NCĐT đã trao đổi với ông Thành xung quanh vấn đề này. Có thể hiểu đơn giản về sở hữu chéo như thế nào Sở hữu chéo xuất hiện khi một công ty A hay nhà đầu tư A đầu tư vào công ty B sau đó công ty B đầu tư lại vào công ty A hoặc cả công ty A lẫn B đầu tư vào công ty C. Sau đó công ty C đầu tư ngược trở lại vào công ty A và công ty B. Có thể hiểu đơn giản như vậy. Trên thực tế có thể chu trình của sở hữu chéo còn phức tạp hơn thế nữa. Theo quy định một cá nhân không được sở hữu quá 5 vốn điều lệ của một ngân hàng nhưng thông qua sở hữu chéo họ vân thâu tóm hoặc gây ảnh hưởng đến ngân hàng. Họ làm được điều này bằng cách nào Họ có thể lách luật thâu tóm ngân hàng bằng cách sử dụng hình thức ủy quyền. Tức cá nhân A chỉ được sở hữu không quá 5 vốn điều lệ của một ngân hàng nhưng trên thực tế cá nhân này chỉ nắm 2 còn lại ủy quyền vốn cho nhiều cá nhân hoặc tổ chức khác không họ hàng gì với cá nhân A để cùng đầu tư vào một ngân hàng. Vì thế sở hữu chéo là vấn đề Việt Nam còn rất ít kinh nghiệm và rất khó kiểm soát. Ông thấy gì từ các mối quan hệ chằng chịt như vậy Điều này cần phải truy lại từ thời kỳ đầu những năm 1990 khi các ngân hàng thương mại nhà nước đầu tư vào ngân hàng nhỏ để tái cấu trúc các ngân hàng này. Lúc đó chỉ đơn thuần là ngân hàng lớn đầu tư vào ngân hàng nhỏ chứ chưa lằng nhằng như sau này khi các doanh nghiệp phi tài chính đầu tư vào ngân hàng trở thành những ông chủ ngân hàng hay chiếm vị trí chi phối trong ngân hàng. Sau đó họ lại đầu tư vào các ngân hàng khác. Các ngân hàng khác lại có chu trình đầu tư rất phức tạp đan chéo nhau như sở hữu chéo đã nói ban đầu. Do