tailieunhanh - Về các nhân tố giao tiếp trong văn học

Trong những vấn đề mới của lý luận văn học hiện nay, các nhà nghiên cứu thường nói đến chức năng giao tiếp của văn học. Khi nói văn học có chức năng giao tiếp thì cũng có nghĩa cho rằng văn học ở ngoài giao tiếp. Thực ra, văn học, tự nó là một cuộc giao tiếp. Bản chất giao tiếp của văn học càng rõ hơn khi văn học sử dụng phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ. | Hiện thực được nói tới trong văn học, có thể là hiện thực khách quan hay thế giới nội tâm. Khi đi vào tác phẩm, hiện thực khách quan và thế giới nội tâm gọi là thế giới được phản ánh. Thế giới được phản ánh cũng được gọi là thế giới phát ngôn. Một điều lưu ý là giữa hiện thực và thế giới phát ngôn không có sự đồng nhất hoàn toàn . Điều này có hai lý do: Một là do hạn chế của phương tiện phản ánh hai là do sự sàng lọc của chủ thể phản ánh. Nói một cách rõ hơn là thế giới hiện thực trong tác phẩm là thế giới hiện thực đã qua lăng kính chủ quan của người viết. Nói đến sáng tác văn học là nói đến cái suy ngẫm của người viết đối với hiện thực bên ngoài. Thế giới phát ngôn hay thế giới phản ánh là tổ hợp giữa hiện thực và suy ngẫm chủ quan của tác giả. Trong văn học, cái có ý nghĩa là cái cảm xúc, là suy ngẫm chủ quan của tác giả đối với hiện thực. Tác phẩm văn học, vì thế, không phải là báo cáo khoa học. Chính điều này mà các nhà lý luận văn học cho rằng, chức năng của văn học là tự biểu hiện và giao tiếp. Tự biểu hiện và giao tiếp trong thực tế không chống đối nhau. Giao tiếp là tự biểu hiện. Hiện thực được nói đến chính là hệ quy chiếu của tác phẩm văn học. Khi đặt tác phẩm vào hệ quy chiếu mới nắm được nghĩa chiếu vật của tác phẩm đó. Trong chuyện cổ tích, hệ quy chiếu là ảo tưởng chứ không thực. Trong huyền thoại, hệ quy chiếu là hiện thực.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN