tailieunhanh - Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ
Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ Trong những ngày lưu tại Đà Lạt, tôi gặp thêm ông Diệm và ông Nhu mấy lần. Phan Xứng dành cho tôi một chiếc xe để đi lại. Và chiếc xe này một hôm đã gây ra một tai nạn tưởng đâu tôi thoát chết thì cũng bị thương nặnt. Trời mưa lớn, chiếc xe đang xuống dốc thì gặp một xe ngựa đi lên nghênh ngang giữa đường. Tài xế vì tránh xe ngựa, lao xuống dốc. Tôi không biết gì nữa ngất xỉu đi. Lúc tỉnh lại thì thấy. | Cha Houssa người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ Trong những ngày lưu tại Đà Lạt tôi gặp thêm ông Diệm và ông Nhu mấy lần. Phan Xứng dành cho tôi một chiếc xe để đi lại. Và chiếc xe này một hôm đã gây ra một tai nạn tưởng đâu tôi thoát chết thì cũng bị thương nặnt. Trời mưa lớn chiếc xe đang xuống dốc thì gặp một xe ngựa đi lên nghênh ngang giữa đường. Tài xế vì tránh xe ngựa lao xuống dốc. Tôi không biết gì nữa ngất xỉu đi. Lúc tỉnh lại thì thấy mình nằm trên đám cỏ chỉ bị ê ẩm mình mẩy trầy trụa sơ sơ phải vào nhà thương băng bó. Tôi về Huế ở lại ít lâu đến thăm ông Cẩn vài lần rồi cảm thấy tình thế không có nhiều biến chuyển tôi ra lại Hướng Phương Quảng Bình giữ nhiệm vụ đi giảng tại các xứ đạo. Cũng như lần trước tôi nhận thấy cái lối rào làng dựa vào vài khẩu súng cũ kỹ của Pháp cho mà chống lại Việt Minh không thể thành công được. Quanh Hướng Phương các làng lân cận đều theo Việt Minh như Pháp Kệ Trung Thuần. Người Pháp lại không thực tâm giúp đỡ dân chúng chống cộng. Không có một sự phối hợp nào giữa quân Pháp và các làng tự vệ hay giữa các làng tự vệ với nhau. Nhìn tương lai tôi thấy thật là đen tối. Trong một lần được cử đi gặp đại tá Pháp chỉ huy vùng Quảng Bình tôi được ông nói thẳng là toàn tỉnh Quảng Bình Pháp chỉ có thể tuyển mộ và võ trang cho lính bảo vệ. Tôi về trình bày với cha chính xứ là cha Khẩn. Vào khoảng mùa hè năm 1949 Hướng Phương lại gặp nạn đói và bệnh dịch bắt đầu phát xuất. Lúc này tôi cũng nhận được nhiều lá thư mời đi họp đầy những lời đe doạ ký tên chủ tịch huyện Tuyên Hoá là Nguyễn Dần. Tôi nghĩ rằng mình không thể bó tay ngồi chờ được nên xin với cha Khẩn cho vào Huế dạy học ít ra tôi có thể kiếm được ít tiền bạc mua thuốc men giúp đỡ dân chúng hoặc là trình bày tình trạng vùng Quảng Bình với những người có trách nhiệm ở Huế. Tôi rời Hướng Phương vào Huế đầu niên học 1949 tức là khoảng tháng 9 hay tháng 10. Lớp triết đầu tiên vừa được mở tại trường Quốc học Huế. Tôi phụ trách dạy Triết và tôi còn nhớ người học trò chăm .
đang nạp các trang xem trước