tailieunhanh - Ba Phút Sự Thật - Hành trình cuối cùng của một triết gia

Hành trình cuối cùng của một triết gia Cái chết là một điều khủng khiếp. Không ai không nguyền rủa cái chết. Nhưng lần này tôi phải tạ ơn cái chết. Vì một lẽ, nhờ cái chết mà tôi và rất nhiều người khác trong nước, qua các báo chí: Nhân dân, Văn nghệ, Giáo dục thời đại được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế Vì đây là "một con người siêu việt của Việt Nam đã đành, mà còn đáng cho nền văn hóa Pháp tự hào. Con người. | Hành trình cuối cùng của một triết gia Cái chết là một điều khủng khiếp. Không ai không nguyền rủa cái chết. Nhưng lần này tôi phải tạ ơn cái chết. Vì một lẽ nhờ cái chết mà tôi và rất nhiều người khác trong nước qua các báo chí Nhân dân Văn nghệ Giáo dục thời đại. được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế. Vì đây là một con người siêu việt của Việt Nam đã đành mà còn đáng cho nền văn hóa Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu thành của chung nhân loại Lời giáo sư đại học Nguyễn Đình Chú trong một bài viết của ông . Chúng tôi được biết nhiều tác phẩm triết học của triết gia đã được xuất bản ở Pháp ở Anh ở Mỹ ở Tây Ban Nha ở Nhật ở Đức ở Hunggari. Một số nước ở châu âu đề nghị được mời triết gia sang nước họ để viết thêm những tác phẩm triết học khác Viện Hàn lâm Đức muốn mời triết gia sang để trao đổi vấn đề con người về Hêghen. Chúng tôi được biết ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công trong một cuộc họp báo tại Paris một phóng viên hỏi triết gia Nếu quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ lên đất nước ông thì nhân dân ông sẽ đón tiếp như thế nào . Triết gia trả lời Nổ súng . Và vào năm 1949-1950 khi những người lính chúng tôi nhiều người vừa đọc vừa đánh vần và không ít người chưa thoát nạn mù chữ thì tại đất Pháp triết gia luận bàn với ông . Sartre - một trong những cây đại thụ triết học và văn học Pháp về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh. Triết gia ấy đã bảo vệ một cách kiên quyết sự đúng đắn toàn vẹn vô song của chủ nghĩa Mác. Triết gia đã cầm vũ khí triết học chia lửa cùng quê hương trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ năm 1952 triết gia đã từ bỏ tất cả vinh quang tiền bạc tiện nghi và phương tiện nghiên cứu học thuật trở về Tổ quốc theo con đường Paris - Luân Đôn - Praha - Matxcơva - Bắc Kinh - Việt Bắc để cùng được ăn rau tàu bay chấm muối với chiến sĩ và cùng run những cơn sốt rét rừng. Và triết gia đã nhận công tác tại văn phòng Tổng bí thư rồi uỷ viên ban Văn sứ địa - nay là Viện Khoa học

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.