tailieunhanh - Thân phận trí thức - Tác giả: Vũ Tài - Phần tử trí thức

Thân phận trí thức Tác giả: Vũ Tài Lục Dẫn Phần tử trí thức dưới nhãn quan chính trị Thảm kịch của ngày hôm nay là do chính trị NAPOLÉON Trước những việc xảy ra trong cuộc vận động tuyển cử ở Mỹ năm 1968, giáo sư Lewis S. Feuer nhận định: Đây là lần đầu tiên phần tử trí thức đã làm đủ mọi cách để cho trí thức thành một lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chính sách của chính phủ. Thật vậy, dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế giới. | Thân phận trí thức Tác giả Vũ Tài Lục Dẫn Phần tử trí thức dưới nhãn quan chính trị Thảm kịch của ngày hôm nay là do chính trị NAPOLÉON Trước những việc xảy ra trong cuộc vận động tuyển cử ở Mỹ năm 1968 giáo sư Lewis S. Feuer nhận định Đây là lần đầu tiên phần tử trí thức đã làm đủ mọi cách để cho trí thức thành một lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chính sách của chính phủ. Thật vậy dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế giới đều thấy rằng người trí thức Mỹ đã nổi dậy họ không muốn giữ cái vai trò chính trị lỗi thời như là viết những bài diễn văn cho các ông lớn bà lớn hoặc như là một nhân sỹ để được mời vào brain trust hay ủy ban tư vấn. Bây giờ rõ rệt họ đòi hỏi và tự coi họ như một đoàn thể một tổ chức và một lực lượng chính trị. Chính bởi hàng loạt vụ nổi loạn của trí thức trên khắp nước Mỹ mà Tổng thống Johnson đã đành phải rút lui không ra ứng cử thêm một lần nữa. Trong buổi họp của đảng Dân chủ các bạn thân nhất của ông Lyndon Johnson đã nói với ông Anh có thể dễ dàng mở cuộc phản công tuy nhiên anh chớ nên coi thường bọn trí thức đó. Bọn chúng hiện tại tuy chẳng có quyền lực gì cả nhưng hình như dư luận sô đông đã nghe theo chúng. Giờ đây không ai không nhận rằng Chẳng còn phải là một hiện tượng nhất thời nữa việc phần tử trí thức trở thành một lực lượng chính trị là một sự thực một khuynh hướng đang tiến rất mau rất mạnh. Mọi người đã biết tường tận những hành động nhằm ngăn chặn của ông Johnson và của tòan thể chính trị gia bảo thủ Hoa kỳ đôi với cuộc dấy lên của giới trí thức kết quả ông Johnson cùng tập đoàn của ông phải chịu thất bại. Nếu mở lại trang sử cũ thì đã từ lâu lắm rồi người trí thức Mỹ bực bội vì ảnh hưởng của họ vào chính trị chẳng được bao nhiêu các điều họ nghĩ các điều họ nói xã hội chẳng thèm lưu ý. Sau thế chiến I trí thức Mỹ là những chàng trẻ tuổi buồn tủi sad young men họ xô nhau sang Âu Châu vì ở đây trí thức được tôn trọng. Đứng bên trời Âu họ quay về nhìn đất Mỹ của hai vị Tổng Thông Harding

TỪ KHÓA LIÊN QUAN