tailieunhanh - Tiểu luận: Đô la hóa ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, quá trình tự do hóa tài chính liên tục, các luồng tài chính dòng vốn được giao lưu tự do và xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong bối cảnh đó nền kinh tế mỗi quốc gia càng gắn liền với tình hình biến động kinh tế chính trị diễn ra trong toàn cầu, Việt Nam chúng ta đã gia nhập WTO, cũng chịu sự tác động to lớn trong xu thế đó | Việc xoá bỏ đô la hoá không thể xử lý theo quan điểm xoá bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô la trong dân vào hệ thống ngân hàng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đang hội nhập với thị trường tiền tệ quốc tế. Nói kiềm chế, đẩy lùi và hạn chế các mặt tiêu cực, có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại của đô la hoá ở những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đô la hoá; nhất quyết phải có các giải pháp hành chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô la hoá. Chúng ta không thể sử dụng lại các biện pháp hành chính đã từng áp dụng lại các biện pháp hành chính đã từng áp dụng trong những thời gian trước đây như là: tăng tỷ lệ kết hối lên 100%, không cho nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không nhận tiền gửi ngoại tệ hoặc hạ thấp lãi suất tiền gửi ngoại tệ, chỉ cho phép doanh nghiệp được mở tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng. Những biện pháp hành chính này qua thực tiến thực hiện đã chứng tỏ là chúng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, không khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước, và không phù hợp với xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN