tailieunhanh - Muỗi và DDT

Trong cuộc chiến đấu trường kỳ giữa người và muỗi, DDT (dichloro diphenyl trichloroethane: C14 H9 Cl5) tuy hiện nay không còn được dùng, nhưng bản tráng ca oanh liệt một thời của nó vẫn còn đọng lại trong tâm trí nhiều người, nhất là giải Nobel long trọng đã dành cho DDT vào năm 1948. Muỗi: Công thần hay tội phạm? Thực ra, giống muỗi đa số không hút máu người, sống bằng phấn và mật hoa, nó là nguồn thực phẩm cho nhiều sinh vật khác, nếu thiếu chúng, nhiều loại chim và thú ăn côn trùng sẽ. | Muỗi và DDT Trong cuộc chiến đấu trường kỳ giữa người và muỗi DDT dichloro -diphenyl trichloroethane C14 H9 Cl5 tuy hiện nay không còn được dùng nhưng bản tráng ca oanh liệt một thời của nó vẫn còn đọng lại trong tâm trí nhiều người nhất là giải Nobel long trọng đã dành cho DDT vào năm 1948. Muỗi Công thần hay tội phạm Thực ra giống muỗi đa số không hút máu người sống bằng phấn và mật hoa nó là nguồn thực phẩm cho nhiều sinh vật khác nếu thiếu chúng nhiều loại chim và thú ăn côn trùng sẽ chết tai họa này còn lớn hơn nhiều so với điều tệ hại do loài muỗi gây ra. Người đầu tiên lên án muỗi là nhà bác học Anh Patrick Manson. Vào năm 1878 ông đã chứng minh giống muỗi Culex quinquefasciatus truyền bệnh giun chỉ - căn bệnh làm cho tứ chi và hạch trong người bị sưng phồng lên đôi khi gây ra chứng phù chân voi. Năm 1897 Manson xác định một số giống muỗi anophèle có thể truyền bệnh sốt rét. Năm 1900 các nhà khoa học lại phát hiện giống muỗi Aedes aegypti là tác nhân của bệnh sốt vàng da và loại muỗi vằn này còn truyền virut Dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Số người chết hằng năm do muỗi đốt truyền bệnh cũng khá lớn chỉ riêng bệnh sốt rét hàng năm đã làm 3 triệu người tử vong DDT Thời oanh và liệt Nhà hóa sinh học Thụy Sĩ Paul Muller 1899-1965 là người phát minh ra thuốc DDT vào năm 1938. Đây là một loại thuốc trừ sâu từng tỏ ra vô địch trong việc thanh toán các loại côn trùng có hại cho nông nghiệp. Hồi chiến tranh thế giới lần thứ 2 1939-1945 lính chiến đấu ở Bắc Phi đã dùng DDT để khử một số bọ typhus nên đã tránh được bệnh thương hàn và trong việc diệt chấy rận. Sau đó DDT được Tổ chức Y tế Thế giới WHO dùng để diệt muỗi ở Nam Âu Bắc Phi và châu Á mang lại hiệu quả cao. Sản xuất DDT giá thành rẻ tác dụng tốt kéo dài tới 6 tháng trong khi những loại thuốc diệt côn trùng khác chỉ dọa muỗi có vài ngày. Muỗi chết như ngả rạ mà DDT lại được coi là vô hại. Điều này năm 1948 đã mang lại giải Nobel cho Paul Muller và lúc đó mọi người đều phấn khởi vì đã có loại thuốc kỳ diệu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN