tailieunhanh - Trò chuyện với Bàng Nhất Linh. Phần 4: Về “dễ hiểu” và “khó hiểu”
Bàng Nhất Linh bên một phần bộ sưu tập kỷ vật chiến tranh VỀ “DỄ HIỂU” VÀ “KHÓ HIỂU” NT: Trong những tác phẩm của anh có một điều có thể coi là ưu điểm, đó là chúng rất ấn tượng về thị giác và rất dễ hiểu. Anh nghĩ gì về điều này? Nhất Linh: Một tác phẩm thị giác gây ấn tượng về thị giác, đó là điều tôi luôn hướng tới, nhưng đó là điều hết sức bình thường. Nhưng yếu tố “dễ hiểu” nhất định không phải là một ưu điểm. Thật ra trong một số sắp. | Trò chuyện với Bàng Nhất Linh. Phần 4 về dễ hiểu và khó hiểu Bàng Nhất Linh bên một phần bộ sưu tập kỷ vật chiến tranh VỀ DỄ HIỂU VÀ KHÓ HIỂU NT Trong những tác phẩm của anh có một điều có thể coi là ưu điểm đó là chúng rất ấn tượng về thị giác và rất dễ hiểu. Anh nghĩ gì về điều này Nhất Linh Một tác phẩm thị giác gây ấn tượng về thị giác đó là điều tôi luôn hướng tới nhưng đó là điều hết sức bình thường. Nhưng yếu tố dễ hiểu nhất định không phải là một ưu điểm. Thật ra trong một số sắp đặt của tôi nó là một khuyết điểm thì đúng hơn. Như nhớ lại triển lãm thứ hai của tôi thì tốt hơn một chút. Nhưng triển lãm đầu thì không tốt lắm các sắp đặt trong đó có chất lượng không đều ví dụ như cái giá tháp chẳng hạn nó hơi yếu. Khi có điều kiện để bắt tay vào thực hiện triển lãm đầu tiên. Tôi đã nghĩ mình sẽ bắt đầu như thế nào Cảm giác của tôi có lẽ gần giống với những họa sỹ Việt Nam thời Đông Dương lần đầu làm việc với sơn dầu. Họ làm việc với một chất liệu mới. Tôi cũng vậy. Không thể phủ nhận sắp đặt là một chất liệu ngoại nhập. Những họa sỹ Đông Dương đầu tiên không vẽ những bức tranh Trừu tượng mà hình như sớm nhất Tạ Tỵ đã vẽ chúng vào những năm 50. Nghệ thuật đi từ thẩm mỹ giản đơn và trực tiếp nhất như trong những bức tranh tĩnh vật tả thực tới những vùng không dễ hiểu của con người như những ẩn ức mà Freud khảo cứu ta được xem qua tranh Dali hay những cảm giác trừu tượng của Kadinsky. Đó là một quá trình của sự tư duy thực hành của nghệ sỹ và song song với nó là sự làm quen của người xem. Tôi nghĩ có lẽ mình nên bắt đầu với những sắp đặt có thẩm mĩ đơn giản và cấu tứ sơ đẳng nhất. Nó giống như việc làm những bài học thực hành cho bản thân. Nếu bắt đầu ngay bằng những thứ quá cao siêu có thể nếu có sai sót sai sót ấy sẽ lớn hơn. Đâu phải tốt nghiệp đại học Yết Kiêu là không phải học nữa và nghiễm nhiên thành nghệ sỹ rồi. Tôi nghĩ mình cần tiếp xúc với vật liệu với công việc. rồi sẽ dần dần tự nâng cao thêm kĩ năng. Như vậy tôi có được bài học cơ bản cho bản thân .
đang nạp các trang xem trước