tailieunhanh - Nguyễn Văn Cường vẽ những gương mặt đã được “vẽ”

Môi son 2, 155 x 135cm Triển lãm giới thiệu 22 sáng tác hội họa mới với chất liệu sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1976), hiện là giảng viên khoa Mỹ thuật, Đại học Sư phạm nghệ thuật TW. Giới mỹ thuật Hà Nội biết đến anh như một người vẽ tranh chân dung khá đặc biệt với hai lẽ: anh vẽ chân dung đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc rất đẹp mắt và cũng rất được người xem tranh ưa chuộng. Anh có một thời gian khá dài cộng tác với một. | Nguyên Văn Cường vẽ những gương mặt đã được vẽ Môi son 2 155 x 135cm Triển lãm giới thiệu 22 sáng tác hội họa mới với chất liệu sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Văn Cường sinh năm 1976 hiện là giảng viên khoa Mỹ thuật Đại học Sư phạm nghệ thuật TW. Giới mỹ thuật Hà Nội biết đến anh như một người vẽ tranh chân dung khá đặc biệt với hai lẽ anh vẽ chân dung đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc rất đẹp mắt và cũng rất được người xem tranh ưa chuộng. Anh có một thời gian khá dài cộng tác với một số gallery nổi tiếng ở Hà Nội có thể sống được bằng việc vẽ. Lẽ thứ hai khi anh tập trung vẽ chân dung những gương mặt thị thành tranh của anh cũng thu hút sự chú ý của không ít người nước ngoài buôn tranh và sưu tập tranh. Giới mỹ thuật từ lâu nay vẫn mặc định về những người vẽ có tranh bán được nhiều là kẻ làm nghệ thuật thương mại mặc cho người đó có thực tâm muốn làm thương mại với tranh pháo của chính họ hay không. Chính vì vậy triển lãm cá nhân lần này của Nguyễn Văn Cường chắc chắn sẽ đưa ra một thảo luận nghiêm túc về thế nào là thương mại và thế nào thì là nghệ thuật trong hội họa. Riêng Nguyễn Văn Cường có một quan điểm rõ ràng về hướng đi của anh trong hội họa anh cho rằng mình là một người vẽ người luôn mong muốn thể hiện được yếu tố ngắm nhìn trên bức tranh của mình. Làm thế nào để một bức tranh không chỉ hấp dẫn thị giác trong lần đầu tiên bạn tiếp xúc mà còn phải nhiều lần sau nữa bạn ngắm nhìn rồi tò mò muốn tiếp tục mạch cảm xúc suy nghĩ của mình được gợi mở từ bức tranh ấy từ ánh mắt của nhân vật trên tranh ấy. Series tranh lần này của Nguyễn Văn Cường được gợi ý từ một khía cạnh xã hội hiện đại sự trang điểm của con người trước khi bước ra khỏi cánh cửa phòng riêng hay nhà riêng. Sự trang điểm không đơn thuần chỉ là son phấn áo quần mà còn là rất nhiều phụ kiện vật chất kể cả sự yểu điệu đỏm dáng bên ngoài nữa. Anh đã ngắm nhìn rất nhiều gương mặt các cô gái đẹp trên những tạp chí thời trang thời thượng hiện nay của Việt Nam để thấm thía thêm cái gọi là vẻ đẹp bề ngoài

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG