tailieunhanh - An toàn ở nhà & trên xe hơi

Để tránh cho con bạn gặp những tai nạn đáng tiếc, hãy lưu ý những lời khuyên sau của bác sĩ Martin K. Eicheiberger, Giám đốc ban Y Tế Quốc Gia về Trẻ em Hoa Kỳ. | An toàn ở nhà trên xe hơi Để tránh cho con bạn gặp những tai nạn đáng tiếc hãy lưu ý những lời khuyên sau của bác sĩ Martin K. Eicheiberger Giám đốc ban Y Tế Quốc Gia về Trẻ em Hoa Kỳ. Trẻ chơi tại nhà vẫn có những nguy cơ gây tai nạn 1. Ở nhà Khi ở nhà trẻ có thể gặp các tai nạn nguy hiểm như bỏng ngộ độc đuối nước ngạt thở chấn thương do ngã . Cha mẹ cần chú ý những điều sau Đề phòng bỏng - Kiểm tra độ nóng của nước trước khi cho bé tắm. - Tránh dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa cho bé vì khi đó bạn không thể kiểm soát được độ nóng của sữa khiến bé uống có thể bị bỏng. - Không để bé gần các dây dẫn điện hoặc dây cắm các thiết bị điện. - Nên có khung bảo vệ xung quanh các thiết bị như lò sưởi quạt sưởi lò vi sóng. Phòng ngạt thở Trẻ em thường tò mò và luôn đưa mọi thứ vào mũi miệng khiến bé có nguy cơ ngạt thở cao. Bạn hãy loại bỏ những nguy cơ sau - Tránh cho bé tiếp xúc với các loại thực phẩm dạng hạt to. - Mua cho bé các đồ chơi liền một khối không thể tách ra từng bộ phận nhỏ. - Hạn chế để các loại gối nhồi bông trong phòng bé. - Không cho bé chơi với túi nilon. - Không cho bé đeo đồ trang sức như ví khăn quàng cổ. - Lưu ý quan sát khi bé chơi đồ chơi. Phòng té ngã Té ngã là tai nạn thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Hãy giữ an toàn cho bé bằng cách - Không nên để ghế và đồ nội thất cạnh cửa sổ. - Dùng đồ nội thất có đế cao su chống trơn trượt. - Nên dùng thảm hoặc gạch chống trơn trong phòng bé. - Lắp cửa chắn ở bậc cầu thang. Phòng ngộ độc Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ lớn nhất đối với ngộ độc. Bé có thể bị ngộ độc khi tiếp xúc với các sản phẩm như chất tẩy rửa mỹ phẩm cây lá đồ chơi thuốc trừ sâu rượu thuốc và vitamin. Vì thế cha mẹ nên - Đọc nhãn và làm theo hướng dẫn khi đưa thuốc cho trẻ .