tailieunhanh - Đề Tài: Thực trạng và biện pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam

Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gây gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vân đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh. | Nếu như năm 2007, lạm phát tăng đến 2 con số đã gây nên hoang mang cho người dân và cả các nhà lãnh đạo đất nước, thì đến năm 2008, lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô. Chỉ số giá khởi đầu năm 2008 với mức tăng cao 2,38%, đã báo hiệu một năm đầy khó khăn và nỗi lo lạm phát thực sự đã xuất hiện vào ngày 21/2 khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2008 đạt mức tăng 3,56% so với tháng trước, tháng Ba tăng 2,99%; tháng Tư là 2,2%, tháng Năm đạt đỉnh tăng của năm 2008 là 3,91%, tháng Sáu tăng 2,14%, tính trung bình 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát lên tới 2,86% cho mỗi tháng. Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới trên 30%. Qua đến tháng 9 năm 2008, lạm phát đã giảm mạnh so với những tháng trước đó và liên tiếp 3 tháng 10, 11 và 12/2008 CPI tăng trưởng âm. Tất cả là do các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, các biện pháp kìm chế lạm phát của chính phủ đồng thời từ tháng 9 năm 2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ bắt đầu lan rộng ra toàn cầu làm giá cả nhiều mặt hàng giảm mạnh. Đối với từng nhóm hàng cụ thể, nhìn chung trong năm 2008 có 4 nhóm hàng có chỉ sốgiá bình quân tăng cao so với năm trước là: hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 36,57% (riêng lương thực tăng 49,16%, thực phẩm tăng 32,36%); nhà ở - vật liệu xây dựng tăng 20,51%; phương tiện đi lại - bưu điện tăng 16% và đồ dùng - dịch vụ khác tăng 13,17%. Ngoài ra, chỉ số giá bình quân của vàng trong năm 2008 đã tăng 31,93%, trong khi chỉ số giá USD chỉ tăng bình quân 2,35% so với năm 2007. Bên cạnh đó, tác động tâm lý đã đẩy nhiều loại hàng hóa tăng giá bất hợp lý. Tại một số thời điểm, trong lúc giá xi măng xuất xưởng của một số nhà cung cấp chỉ có đồng/bao, thì giá bán trên thị trường lên - đồng/ cũng đẩy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại tăng liên tục trong giai đoạn này, có những thời điểm vượt trên 18-19%, đối với huy động tiền gửi, và 21-24% với cho vay. Bình quân mức tăng CPI thời kỳ này đạt 2,48%/tháng, dù đã được điều chỉnh bởi các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN