tailieunhanh - làng nghề truyền thống Hà Tây - Làng nhiếp ảnh Lai xá
- Làng nhiếp ảnh Lai xá Trong số cả ngàn ngôi làng Việt, có một làng nghề khá độc đáo – làng nhiếp ảnh Lai Xá. Có thể nói nghề chụp ảnh ở Việt Nam "phát tích" từ chính làng này. Không những thế, Lai Xá còn cống hiến cho đất nước, dân tộc nhiều nhà văn hoá, khoa học, giáo dục. nổi tiếng. Lai Xá thuộc xã Kim Chung (Hoài Đức – Hà Tây). Làng có 5 xóm và một khu phố, thường vẫn gọi là Phố Lai. Cụ Đặng Văn Tích – chiến sĩ quyết tử của Thủ đô. | TA . .Ẵ . . . A - Làng nhiêp ảnh Lai xá Trong số cả ngàn ngôi làng Việt có một làng nghề khá độc đáo - làng nhiêp ảnh Lai Xá. Có thể nói nghề chụp ảnh ở Việt Nam phát tích từ chính làng này. Không những thê Lai Xá còn cống hiên cho đất nước dân tộc nhiều nhà văn hoá khoa học giáo dục. nổi tiêng. Lai Xá thuộc xã Kim Chung Hoài Đức - Hà Tây . Làng có 5 xóm và một khu phố thường vẫn gọi là Phố Lai. Cụ Đặng Văn Tích - chiến sĩ quyết tử của Thủ đô Hà Nội tháng 12 1946 tham gia đoàn quân tự vệ thành Hoàng Diệu rồi sau này trở thành cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng giờ đã nghỉ hưu là người con Lai Xá cho biết Những cư dân đầu tiên đến Lai Xá là nghĩa binh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị thương tật già yếu không muốn về quê hương bản quán nên đã ở lại sinh cơ lập nghiệp . Như vậy ít ra làng Lai Xá đã có ngót năm tuổi. Cũng theo các thư tịch cổ năm 300 làng Lai Xá có tên Việt cổ là Kẻ Sai sau quan tri phủ Quốc Oai đã đổi từ Kẻ Sai thành Lai Xá. Chữ Lai là từ mượn trong điển tích Chuyện lão Lai của Trung Quốc. Lão Lai tuy đã ở độ tuổi ngoài thất thập nhưng sống rất có hiếu nghĩa với cha mẹ già. Để làm vui lòng bậc sinh thành lão mặc quần áo xanh đỏ giả làm con trẻ nhảy múa ôm cổ chân cha mẹ như con nít cốt để cha mẹ sống lại những giây phút thời thanh xuân. Còn chữ Xá nghĩa là xóm làng. Lai Xá được hiểu là quê hương của những tấm lòng nhân - nghĩa - hiếu - thảo. Trở lại với nghề ảnh của Lai Xá. Năm Ảt Sửu 1865 cụ Đỗ Huy Trứ được triều Nguyễn cử đi sứ Trung Quốc. Ông đến Hương Cảng với nhiệm vụ nghe ngóng thái độ của các nước phương Tây với nước ta. Thấy kỹ thuật nhiếp ảnh của người Anh được ưa chuộng ông bèn chụp thử 2 bức chân dung. 2 năm sau cụ lại được cử đi sứ Trung Quốc với nhiệm vụ mua sắm vũ khí. Nhân thể cụ thuê một người Tầu tên là Dương Khải Trí mua các dụng cụ máy móc về nhiếp ảnh và học cách chụp ảnh. Về nước nhằm ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Tỵ 1869 cụ khai trương hiệu ảnh Lạc Sinh công điếm ở phố Thanh Hà nay là phố Ngõ Gạch - Hà Nội gần kề Ô Quan Chưởng. .
đang nạp các trang xem trước