tailieunhanh - LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI - Làng nghề kim hoàn
Hà Nội - Làng nghề kim hoàn Mặc dù chúng ta đã quá quen thuộc với những mặt hàng của đồ trang sức hoặc những vật dụng trang trí hay đồ mỹ nghệ bằng vàng bạc nhưng khi nói tới lịch sử, xuất xứ nghề kim hoàn ở nước ta, ít có người quan tâm tới. Ở nước ta, hai kinh đô Thăng Long và Huế là nơi có lịch sử truyền thống lâu đời mang tính tập trung của những người thợ làm vàng bạc nổi tiếng, những nghệ nhân đó đã được lớp hậu duệ tôn thờ mãi cho. | II a 1 Ă 1 1 a Hà Nội - Làng nghề kim hoàn Mặc dù chúng ta đã quá quen thuộc với những mặt hàng của đồ trang sức hoặc những vật dụng trang trí hay đồ mỹ nghệ bằng vàng bạc nhưng khi nói tới lịch sử xuất xứ nghề kim hoàn ở nước ta ít có người quan tâm tới. Ở nước ta hai kinh đô Thăng Long và Huế là nơi có lịch sử truyền thống lâu đời mang tính tập trung của những người thợ làm vàng bạc nổi tiếng những nghệ nhân đó đã được lớp hậu duệ tôn thờ mãi cho tới ngày nay. Ở kinh đô Thăng Long trước đây làng Đình Công Thượng là cơ sở phục vụ vàng bạc sớm nhất cho kinh thành Thăng Long. Dân gian kể lại rằng vào cuối thế kỷ VI ở làng Đình Công có ba anh em họ Trần là Trần Hòa Trần Điện và Trần Điền do nghèo khổ dưới ách thống trị của nhà Đường làm cho anh em họ Trần phải tha phương cầu thực tới một nước láng giềng rồi từ đó họ học được nghề kim hoàn. Khi trở về quê hương họ truyền nghề cho dân làng. Sau này làng Đình Công có nghề truyền thống vàng bạc phục vụ thị trường ở Thăng Long. Từ thế kỷ XVIII XIX khi nền kinh tế Thăng Long Hà Nội ngày một phát triển cao những nghệ nhân này mới đi dần lên Thăng Long hành nghề bằng chuyên môn của mình là các đồ nữ trang như hoa tai xuyến vòng. ở phố Hàng Bạc ngày nay. Thế kỷ XV khi ngành luyện kim ở nước ta tiến bộ nghề đúc bạc nén bước vào giai đoạn mới thoát thai từ làng Trần Khê huyện Bình Giang tỉnh Hải Hưng . Dân gian kể lại rằng dưới thới Lê Thánh Tông 1461 trong làng này có ông Lưu Xuân Tín được vua cho phép lập nên một tràng đúc bạc và tiền ở Thăng Long sau đó làm tới chức Thượng Thư Bộ Lại rồi được tôn làm thủy tổ của nghề đúc bạc. Về sau người làng của ông ra Thăng Long hành nghề ngày càng đông. Phố Hàng Bạc được thành lập từ đó. Họ đã xây dựng nên các tràng đúc bạc nay là 58 phố Hàng Bạc làm nơi sản xuất. Hai ngôi đình Thượng Đình số 50 Hàng Bạc và Kim Ngân Đình số 42 Hàng Bạc là nơi giao nộp thành phẩm cho Nhà nước đương thời. Qua thời gian nhu cầu về vàng bạc càng ngày càng lớn. Phố Hàng Bạc còn có thêm một số nghệ nhân người
đang nạp các trang xem trước