tailieunhanh - BÌNH ĐỊNH - Tây Sơn địa linh - Hữu Vinh
Tây Sơn địa linh - Hữu Vinh Ấp Tây Sơn, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Theo sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao, ấp Tây Sơn gồm phần đất An Khê và Bình Khê. Ngày nay, vùng đất này được kéo dài từ huyện An Khê (Gia Lai) đến huyện Tây Sơn (Bình Định) và được phân chia làm ba phần: Tây Sơn thượng đạo (vùng An Khê), Tây Sơn trung từ chân đèo An Khê đến vùng Hữu Giang, Tả Giang (Tây Sơn), Tây. | Tây Sơn địa linh - Hữu Vinh Ảp Tây Sơn nơi phát tích cuộc khởi nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Theo sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao ấp Tây Sơn gồm phần đất An Khê và Bình Khê. Ngày nay vùng đất này được kéo dài từ huyện An Khê Gia Lai đến huyện Tây Sơn Bình Định và được phân chia làm ba phần Tây Sơn thượng đạo vùng An Khê Tây Sơn trung từ chân đèo An Khê đến vùng Hữu Giang Tả Giang Tây Sơn Tây Sơn hạ đạo thuộc các xã phía đông huyện Tây Sơn đến giáp giới huyện An Nhơn. Vào thời khởi nghĩa Tây Sơn khoảng 1771 vùng đất này không chỉ dân cư thưa thớt núi rừng chiếm ngự mà còn là vùng tiếp giáp của đông Trường Sơn núi non trùng điệp với đồng bằng nhiều nhánh của dãy Trường Sơn hùng vĩ đâm ra biển. Dòng sông Côn phát nguyên từ dãy Trường Sơn len lỏi qua núi rừng đồng bằng chia ấp Tây Sơn ra làm hai nửa và thoát ra biển Quy Nhơn qua cửa Thị Nại. Có thể nói đây là vùng núi sông hùng vĩ nhiều ngọn núi cao lớn trông đồ sộ hiên ngang. Ở vùng đèo An Khê có núi Hiển Hách đó là một danh sơn có nhiều cây gỗ quí. Đèo An Khê xưa gọi là đèo Vĩnh Viễn cao 740 m và dài trên 10 cây số chạy từ tây xuống đông. Trước kia khi quốc lộ 19 chưa mở đèo chỉ là con đường nhỏ có nhiều dốc ngược quanh co lởm chởm đá có khúc phải dạng hai chân mà leo mới khỏi té nên gọi là dốc Chàng Hảng. Dưới dốc này có một cái ngoẹo tên gọi ngoẹo Cây Khế vốn có một cây khế rất sai quả khách qua đèo thường dừng chân nghỉ ngơi. Cách ngoẹo Cây Khế chừng trăm thước có cây ké cây cầy cổ thụ tàn cao bóng cả. Chuyện kể rằng có lần Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân qua đây bỗng thấy trước mặt có hai con rắn mun to lớn lạ thường ra chặn đường không ai dám đi qua. Nguyễn Huệ bèn chắp tay khấn Nếu quỉ thần có phù hộ tôi để tôi dựng lên nghiệp lớn thì xin tránh đường cho tôi đi. Bằng không thì cắn chết tôi chứ đừng hại những người theo tôi . Lạ thay Huệ vừa khấn xong hai con rắn cúi xuống ngậm một thanh đao cán đen mun lưỡi sáng như nước kính cẩn dâng cho Nguyễn Huệ rồi bò vào bụi cây
đang nạp các trang xem trước