tailieunhanh - Giáo trình - Luật cạnh tranh- chương 6

CHƯƠNG 6 BỘ MÁY THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VÀ THỦ TỤC TỐ TỤNG CẠNH TRANH I. TỔ CHỨC, BỘ MÁY THỰC THI LUẬT CANH TRANH Lịch sử xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh trên thế giới đã chứng minh rằng cơ quan quản lý cạnh tranh có vai trò quyết định trong việc bảo đảm thực thi Luật Cạnh tranh. Từng quốc gia, tuỳ vào điều kiện chính trị – xã hội cụ thể của mình mà xây dựng một mô hình cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh phù hợp nhằm đảm bảo thực thi. | LUẬT CẠNH TRANH CHƯƠNG 6 BÔ MÁY THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VÀ THỦ TụC TỐ TỤNG CạNh tranh I. TỔ CHỨC BỘ MÁY THỰC THI LUẬT CANH TRANH Lịch sử xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh trên thế giới đã chứng minh rằng cơ quan quản lý cạnh tranh có vai trò quyết định trong việc bảo đảm thực thi Luật Cạnh tranh. Từng quốc gia tuỳ vào điều kiện chính trị - xã hội cụ thể của mình mà xây dựng một mô hình cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh phù hợp nhằm đảm bảo thực thi Luật Cạnh tranh một cách có hiệu quả nhất. Yêu cầu của Luật Cạnh tranh về cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh Luật Cạnh tranh đã dành ra 1 chương Chương IV với 7 điều để quy định về hai thiết chế thực thi Luật Cạnh tranh bao gồm Cơ quan Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh. . Cơ quan quản lý cạnh tranh Luật Cạnh tranh quy định về Cơ quan Quản lý cạnh tranh như sau Điều 49. Cơ quan Quản lý cạnh tranh 1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh. 2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ quyền hạn sau đây a Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này b Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định c Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh d Xử lý xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh đ Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật . Từ quy định trên đây Cơ quan Quản lý cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp mà cụ thể là thuộc Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương . Có thể khẳng định điều này là bởi vì Điều 7 Luật Cạnh tranh đã quy định Điều 7. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về cạnh tranh 205 1. Chính phủ thống nhất Nhà nước quản lý về cạnh tranh. 2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về cạnh tranh . Trong khi đó Thủ trưởng Cơ quan Quản lý cạnh tranh là do Bộ trưởng Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương đề xuất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN