tailieunhanh - Lễ Độ - LỄ, NGHĨA, LIÊM,

Lễ Độ Quản Di Ngô lên làm Tướng Quốc nước Tề liền lấy LỄ, NGHĨA, LIÊM, SĨ làm tiêu chuẩn để trị quốc và đào luyện nhân dân, ông bảo: Lễ, nghĩa, liêm, sĩ Thị vị tứ duy. Tứ duy bất trương, Quốc nãi diệt vương. Nghĩa là: "Lễ, nghĩa, liêm, sĩ là bốn mép lưới. Bốn mép lưới không gương thẳng lên thì nước phải mất." Gọi Lễ, Nghĩa, Liêm, Sẽ là bốn mép lưới, bởi vì bốn mép lưới là giềng mối của tấm lưới. Bốn mép lưới có gương thẳng lên thì những mắt nhỏ trong lưới mới. | Lễ Độ Quản Di Ngô lên làm Tướng Quốc nước Tề liền lấy LỄ NGHĨA LIÊM SĨ làm tiêu chuẩn để trị quốc và đào luyện nhân dân ông bảo Lễ nghĩa liêm sĩ Thị vị tứ duy. Tứ duy bất trương Quốc nãi diệt vương. Nghĩa là Lễ nghĩa liêm sĩ là bốn mép lưới. Bốn mép lưới không gương thẳng lên thì nước phải mất. Gọi Lễ Nghĩa Liêm Sẽ là bốn mép lưới bởi vì bốn mép lưới là giềng mối của tấm lưới. Bốn mép lưới có gương thẳng lên thì những mắt nhỏ trong lưới mới tề chỉnh được cũng như trong nước từ trên xuống dưới ai nấy đều theo đúng bốn tiêu chuẩn kia thì xa hội mới có trật tự nước nhà mới yên vui. Bằng trái lại thì quốc nãi diệt vong . Nhờ theo đúng chánh sách và chủ trương của Quản Trọng mà vua Tề làm bá chủ thiên hạ. Mà trong Tứ Duy thì Lễ đứng đầu. Vì sao vậy Vì những tánh táo bạo lỗ mãng thô bỉ kiêu ngạo khinh bạc . là những nguyên nhân gây lủng củng làm mất trật tự trong xã hội đều bởi không học Lễ mà sinh ra. Cho nên Cổ nhân thường nói rằng - Người trên có lễ thì kẻ dưới dễ bảo. Trị nước có lễ thì dân sợ không dám làm xằng. Nhưng người đời nay lại chỉ đem cái lễ phép dạy cho kẻ dưới khỏi thất lễ đối với người trên mà không có ai khuyên người trên đối đãi với kẻ dưới nên cẩn thận nhiều về lễ độ mặc dù kẻ trên thất lễ với người dưới rất thường thường đến nỗi không còn ai lấy làm trái Thất lễ là không biết trọng nhân vị của kẻ khác. Và theo thuật xử thế của người xưa thì người trên đối với kẻ dưới lại càng phải thận trọng về lễ phép nhiều hơn kẻ dưới đối với người trên. Bởi vì kẻ dưới sẳn có lòng sợ quở phạt đi kèm nên ít khi dám bỏ quên chữ Lễ. Còn kẻ phú quí bị hoàn cảnh chi phối thường sanh ra khinh bạc kiêu căng tưởng rằng trên đời chỉ có giàu sang là đáng kể nên đem lòng xem nhẹ kẻ khó nghèo. Thường bị khinh khi kẻ dưới rất dễ bị phẫn khích vì những điều sơ xuất về lễ độ của người trên. Giận nhưng vì thất thế đành phải nuốt giận tạm bỏ qua. Người trên dù có biết cũng không điếm xỉa vì nghĩ rằng sự bất bình kia cũng chả có chi ảnh hưởng đến mình. Nhưng có ngờ đâu lại kết sinh

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.