tailieunhanh - Giáo trình nguyên lý kế toán_5

Khi nghiên cứu những phần trên chúng ta thấy rằng: Cứ mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều có liên quan đến sự vận động biến đổi ít nhất 2 đối tượng kế toán. Đồng thời khi nghiên cứu bảng cân đối kế toán chúng ta cũng đã xác định. | III. GHI SỔ KÉP 1. Khái niệm Khi nghiên cứu những phần trên chúng ta thấy rằng Cứ mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều có liên quan đến sự vận động biến đổi ít nhất 2 đối tượng kế toán. Đồng thời khi nghiên cứu bảng cân đối kế toán chúng ta cũng đã xác định. Sự thay đổi của bảng do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ba chỉ có 4 trường hợp tổng quát. Trong đó mỗi trường hợp cụ thể đều liên quan đến sự tăng giảm của ít nhất 2 đối tượng kế toán. Từ đó nhằm đảm bảo phản ánh một cách toàn diện liên tục chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thì khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán phải phản ánh vào ít nhất 2 tài khoản có liên quan nếu ghi Nợ cho tài khoản này thì phải ghi Có cho tài khoản khác theo nguyên tắc số tiền ghi Nợ và ghi Có bằng nhau do đó tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản luôn bằng nhau. Việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán phải ghi số tiền 2 lần như trên gọi là ghi sổ kép. Như vậy ghi sổ kép là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ phát sinh lên tài khoản kế toán theo quan hệ đối ứng vốn có bằng cách ghi 2 lần cùng một lượng tiền phát sinh lên ít nhất 2 tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng với nhau. Ví dụ l Xí nghiệp chuyển tiền gửi ngân hàng mua công cụ dụng cụ nhập kho. Nghiệp vụ này làm cho công cụ dụng cụ trong kho tăng lên và làm giảm tiền gửi ngân hàng . Các tài khoản có liên quan trong nghiệp vụ này là tài khoản công cụ dụng cụ và tài khoản tiền gửi ngân hàng. Cả 2 tài khoản này đều thuộc tài khoản tài sản. Căn cứ vào kết cấu của tài khoản tài sản đã giới thiệu ở phần trên kế toán sẽ ghi. 120 Nợ TK 153 Có TK 112 TK112 TK L53 XXX XXX Ví dụ 2 Xuất vật liệu cho SXKD trong đó cho chế tạo sản phẩm là và cho quản lý doanh nghiệp là . Nghiệp vụ này làm cho vật liệu trong kho giảm xuống đồng thời làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp lên và tăng chi phí NVL trực tiếp