tailieunhanh - Lịch sử Qui Nhơn Bình Định - Bùi Phong Khê

Lịch sử Qui Nhơn Bình Định - Bùi Phong Khê Bình Định vốn đất cũ của Chiêm Thành. Theo sách Ðồ Bàn ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển, triều Minh Mạng thì sau khi bị vua Lê Ðại Hành đánh lấy thành Ðịa Rí (982), vua Chiêm thành là Xá Lợi Ðà Ngô Nhật Hoán chạy vào đây đóng đô mới đặt tên là Ðồ Bàn (địa danh trước đó là gì không rõ). Nhật Hoán hiệu là Ðồ Bàn (Chô Pan) nên lấy hiệu mà đặt tên cho thủ đô. Từ dời đô vào Ðồ Bàn, nhờ sông núi. | Lịch sử Qui Nhơn Bình Định - Bùi Phong Khê Bình Định vốn đất cũ của Chiêm Thành. Theo sách Đồ Bàn ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển triều Minh Mạng thì sau khi bị vua Lê Đại Hành đánh lấy thành Địa Rí 982 vua Chiêm thành là Xá Lợi Đà Ngô Nhật Hoán chạy vào đây đóng đô mới đặt tên là Đồ Bàn địa danh trước đó là gì không rõ . Nhật Hoán hiệu là Đồ Bàn Chô Pan nên lấy hiệu mà đặt tên cho thủ đô. Từ dời đô vào Đồ Bàn nhờ sông núi hiểm trở thành trì vững chắc người Chiêm Thành đã ngăn được bước tiến của quân xâm lăng và giữ nước được gần 5 thế kỷ. Năm Giáp Thân 1284 quân Chiêm Thành đã đánh lui 10 vạn hùng binh của nhà Nguyên do Toa Đô thống lĩnh và kéo từ Trung quốc theo đường thủy vào cửa Thị nại. Năm bính Thìn 1376 vua Trần Huệ Tông cử 12 vạn quân vừa thủy vừa bộ vào đánh Đồ Bàn. Chế Bồng Nga làm cừ sắt ngoài thành bày kế dụ địch giết được vua nhà Trần và đánh tan rã cả quân thủy bộ. Năm Quý Mùi 1403 Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân với chiến cụ đầy đủ vào nỗ lực vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời nhưng rốt cuộc bị người Chiêm phản công kịch liệt phải rút quân về nước. Đó là những thời oanh liệt của người Chiêm Thành nói chung và của đất Đồ Bàn nói riêng. Nhưng đến năm Canh Thìn 1470 vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem quân ra đánh phá Hóa châu vua Lê Thánh Tông phải cầm quân đi đánh dẹp Trà Toàn đại bại rút quân về giữ Đồ Bàn. Vua Lê Thánh Tông thừa thắng đuổi đánh quân Chiêm chống không nổi. Trà Toàn bị bắt và đất Đồ Bàn bị quân ta chiếm cứ. Vua Lê Thánh Tông cho sát nhập vào Đạo Quảng nam phần đất của Chiêm Thành mới đánh lấy được và đặt tên phần đất mới này là Phủ Hoài Nhơn với ba huyện trực thuộc là Bồng Sơn Phù Ly và Tuy Viễn. Phủ lỵ đóng tại thành Đồ Bàn. Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh năm Ảt Tỵ 1605 chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài Nhơn ra Qui Nhơn đặt quan Tuần vũ cai trị vẫn thuộc Đạo Quảng Nam như dưới thời nhà Lê . Thời chúa Nguyễn Phúc Tần năm Tân Mão 1651 Phủ Qui nhơn đổi ra Phủ Qui ninh. Sang đời chúa Nguyễn Phúc Khoát năm Tân Dậu 1741 .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.