tailieunhanh - Chiến lược chọn thị trường mục tiêu.

Marketing mục tiêu là việc phát triển phối thức tiếp thị riêng cho một hoặc nhiều phân khúc thị trường. Marketing mục tiêu trái ngược với marketing đại trà, là hình thức tiếp thị một sản phẩm cho toàn bộ thị trường. | Ấ 1 1 Jl A A A A Chiên lược chọn thị trường mục tiêu. Marketing mục tiêu là việc phát triển phối thức tiếp thị riêng cho một hoặc nhiều phân khúc thị trường. Marketing mục tiêu trái ngược với marketing đại trà là hình thức tiếp thị một sản phẩm cho toàn bộ thị trường. Hai điểm quan trọng khi lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu là độ hấp dẫn của thị trường và mức độ phù hợp của phân khúc với mục tiêu nguồn lực hay năng lực của công ty. Sự hấp dẫn của phân khúc thị trường mục tiêu Một số tiêu chí để đo mức độ hấp dẫn của một phân khúc thị trường là - Độ lớn của phân khúc số lượng khách hàng hay số lượng sản phẩm tiêu thụ - Mức độ tăng trưởng của phân khúc. - Mức độ cạnh tranh trong phân khúc. - Mức độ trung thành thương hiệu trong phân khúc. - Mức chi phí tiếp thị ước tính để thâm nhập phân khúc - Tỉ lệ thị phần cần thiết để đạt điểm điểm hòa vốn. - Tiềm năng bán hàng tại phân khúc này - Tỉ lệ lợi nhuận biên kỳ vọng tại phân khúc này. Nghiên cứu thị trường là phương pháp để thu thập được các loại thông tin này. Ví dụ thông qua việc thấu hiểu được ý định mua sắm số lượng sản phẩm tiêu dùng cách thức mua sản phẩm hay thời điểm mua sản phẩm. thì doanh nghiệp có thể ước lượng được tiềm năng thị trường cũng như doanh số kỳ vọng của công ty. Có một điểm lưu ý là độ lớn của phân khúc thị trường có nhiều phân khúc lớn không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn khi thâm nhập. Thông thường các phân khúc thị trường lớn thì sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn mức độ cạnh tranh về giá sẽ lớn dẫn đến tỉ lệ lợi nhuận biên trên đơn vị sản phẩm sẽ không cao. Vì vậy doanh nghiệp nên chọn phân khúc nhỏ với mức độ lợi nhuận cao hơn. Sự phù hợp của phân khúc thị trường với doanh nghiệp Một phân khúc thị trường hiệu quả còn được đánh giá qua mức độ phù hợp của phân khúc với những mục tiêu chiến lược hay nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp. Một số khía cạnh dùng để đánh giá như - Liệu doanh nghiệp có thể mang đến các sản phẩm vượt trội trong phân khúc này. - Liệu khi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN