tailieunhanh - Hú vía khi con nghịch tăm bông ngoáy tai

Ông ngoại đang cầm tăm bông ngoáy tai cho Bi, bị cu cậu giật lấy, chạy ào vào giường, nằm nghiêng một bên, tự cắm phập vào tai. Khi mọi người chạy lại, tai Bi đã chảy máu. Đêm đó, Bi bị trớ, sáng dậy vẫn thấy máu rỉ từ tai. Mẹ bé phải tức tốc đưa đi khám bác sĩ. Bé Thỏ Con 16 tháng tuổi (nhà ở Huỳnh Thúc Kháng – Hà Nội) cũng bị chảy máu tai vì ngọ ngoạy khi mẹ ngoáy tăm bông. . | Hú vía khi con nghịch tăm bông ngoáy tai Ông ngoại đang cầm tăm bông ngoáy tai cho Bi bị cu cậu giật lấy chạy ào vào giường nằm nghiêng một bên tự cắm phập vào tai. Khi mọi người chạy lại tai Bi đã chảy máu. Đêm đó Bi bị trớ sáng dậy vẫn thấy máu rỉ từ tai. Mẹ bé phải tức tốc đưa đi khám bác sĩ. Bé Thỏ Con 16 tháng tuổi nhà ở Huỳnh Thúc Kháng - Hà Nội cũng bị chảy máu tai vì ngọ ngoạy khi mẹ ngoáy tăm bông. Cẩn thận khi lấy ráy tai cho trẻ Khi gặp phải trường hợp này các mẹ cần giữ bình tĩnh. Bé bị chảy máu thường là do tăm bông chọc mạnh vào và làm chấn thương ống tai xước ống tai chứ ít khi ảnh hưởng đến màng nhĩ. Sau đó không được chần chừ các mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng để có lời khuyên cụ thể cũng như dùng thuốc khi cần thiết. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ tai các mẹ chịu khó về nhỏ thuốc theo hướng dẫn tầm 3-4 ngày là bé sẽ khỏi. Có nên lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên Ráy tai có nhiệm vụ giữ lại bụi bặm và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để bảo vệ ống tai phía trong và màng nhĩ. Hiện nay có rất nhiều loại tăm bông đủ kích cỡ nhìn có vẻ như an toàn tuyệt đối các ông bố bà mẹ hay sử dụng để làm vệ sinh tai cho trẻ đặc biệt sau khi tắm. Theo lời khuyên của bác sĩ có khoảng 90 trẻ em không cần lấy ráy tai vì ráy tai sẽ cùng với lớp biểu bì của da ống tai bị bong tróc ra dần dần chuyển theo hướng từ trong ra ngoài cửa .