tailieunhanh - Bình Định, lễ hội ngày xuân - Đào Đức Chương
Bình Định, lễ hội ngày xuân - Đào Đức Chương Ở Bình Ðịnh ngoài lễ hội Tế Ông nhằm mồng 10 tháng năm âm lịch và lễ hội Ðổ Giàn vào rằm tháng 7 hàng năm, các lễ hội khác đều được tổ chức trong mùa xuân, nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Những ngày cuối năm, 23 và 28 tháng chạp người ta rủ nhau mua sắm ở phiên chợ Tết Gò Chàm, sang ngày mồng 1 và 2 đầu năm dân chúng có lệ xuất hành gặp nhau ở hội tết Chợ Gò, rồi mồng 5 tết hẹn. | TWA 1 TV 1 1 X 1 A A A TV A TV r Bình Định lê hội ngày xuân - Đào Đức Chương Ở Bình Định ngoài lễ hội Tế Ông nhằm mồng 10 tháng năm âm lịch và lễ hội Đổ Giàn vào rằm tháng 7 hàng năm các lễ hội khác đều được tổ chức trong mùa xuân nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Những ngày cuối năm 23 và 28 tháng chạp người ta rủ nhau mua sắm ở phiên chợ Tết Gò Chàm sang ngày mồng 1 và 2 đầu năm dân chúng có lệ xuất hành gặp nhau ở hội tết Chợ Gò rồi mồng 5 tết hẹn nhau về Phú Phong dự lễ hội Đống Đa. Sau ngày khai hạ tại thành Bình Định có hội Hát Xuân kéo dài hai ngày hai đêm đến mồng 10 tháng giêng và mồng 6 tháng 3 có lễ hội Cầu Ngư. Và ngay cả đồng bào Thượng cũng đóng góp mừng xuân với lễ hội Đâm Trâu được tổ chức hàng năm tại các buôn làng vùng Vĩnh Thạnh 1 . Những lễ hội thường được tổ chức ở miền quê không một lời quảng cáo hay nhắc nhở thúc dục nhưng hội nào cũng đông nghẹt người. Dân chúng từ các nơi đổ về quần áo tươm tất tấp nập các ngả đường dẫn vào lễ hội bằng đủ loại phương tiện cũng ngựa xe như nước áo quần như nêm Truyện Kiều Nguyễn Du . Và với dáng điệu thảnh thơi mặt mày hớn hở chứng tỏ Tháng giêng là tháng ăn chơi ca dao . Những gì chật vật trong năm cũ họ tạm quên để nới rộng việc chi tiêu sắm sửa đãi đằng vì dù sao quan niệm có đói cũng ngày Tết có hết cũng ngày mùa tục ngữ đã ăn sâu vào lối sống của người dân Bình Định. CHỢ TẾT GÒ CHÀM Cách thị trấn Bình Định chừng hai cây số về phía bắc chợ Gò Chàm tọa lạc trên một khoảnh đất cao rộng chừng hai mẫu tây phía bắc giáp sông cầu Chàm phía tây sát quốc lộ 1. Ngày nay nơi ấy nhà cửa mọc lên san sát lại có một bệnh xá không còn dấu vết gì một ngôi chợ lớn nhất tỉnh nhưng địa giới là cây cầu bắc qua quốc lộ 1 vẫn còn đó và vẫn giữ nguyên cái tên Cầu Chàm như thuở nào. Theo các vị bô lão ngày xưa chợ này tên chữ là Lam Kiều thị có dựng trụ ngay trước chợ khắc ba chữ ấy và vùng này gọi là xứ Lam Kiều thời Minh Mạng thuộc làng An Ngãi tổng Thời Đôn huyện Tuy Viễn phủ An Nhơn. Mang tên xứ Lam Kiều vì xưa kia trồng .
đang nạp các trang xem trước