tailieunhanh - Tài liệu: Kính gửi cụ Nguyễn Du
Trong tập thơ “Ra trận” (1972) của Tố Hữu có bài “Kính gửi Cụ Nguyễn Du”. Bài thơ được viết vào 1/11/1965, trong dịp nhà thơ đi công tác vào tuyến lửa miền Trung, thời đánh Mỹ ác liệt. Đó là một thời điểm rất đáng nhớ, khi ông “Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân”, quê hương thi hào Nguyễn Du. | Kính gửi cụ Nguyễn Du Tố Hữu Trong tập thơ Ra trận 1972 của Tố Hữu có bài Kính gửi Cụ Nguyễn Du . Bài thơ được viết vào 1 11 1965 trong dịp nhà thơ đi công tác vào tuyến lửa miền Trung thời đánh Mỹ ác liệt. Đó là một thời điểm rất đáng nhớ khi ông Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân quê hương thi hào Nguyễn Du. Bài thơ gồm có 34 câu lục bát gắn hình thức tập Kiều và lấy Kiều tác giả đã nhắc lại 3 câu Kiều nguyên vẹn Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng 2242 Mai sau dù có bao giờ. 741 và câu Đau đớn thay phận đàn bà. 83 đồng thời lấy ra một số từ ngữ giọng điệu của Nguyễn Du như Tiền Đường Ưng Khuyển Sở Khanh ruồi xanh hôi tanh Hỡi lòng Dòng trong đục cánh bèo lênh đênh kiếp phong trần cờ đào . Nhờ thế điệu thơ hồn thơ tình thơ tuy mới mẻ mà vẫn gần gũi thân quen làm cho người đọc như cảm thấy tiếng nói Nguyễn Du thơ Nguyễn Du sau 200 năm vẫn còn đồng vọng. Câu thơ thứ 2 Bâng khuâng nhớ Cụ thương thân nàng Kiều là cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nhớ Cụ là nhớ tấm lòng nhân đạo nhớ tài thơ của Nguyễn Du nhớ cuộc đời mười năm gió bụi nhớ cuộc sống gian truân của Nam Hải điếu đồ của Hồng Sơn liệp hộ . Câu thơ của Tố Hữu như nhắn gửi với bao buồn thương man mác Hỡi lòng tê tái thương yêu Giữa dòng trong đục cánh bèo lênh đênh Đặc biệt trong bài thơ này nhiều câu thơ mang tính lưỡng ngôn Tố Hữu vừa nói với Nguyễn Du vừa đối thoại với nhân vật Thúy Kiều. Đoạn thơ sau đây như làm sống lại một quãng đời đầy bi kịch của Kiều trong đêm trao duyên trước ngày báo ân báo oán khi bị ép lấy viền thổ quan quá đau khổ Kiều phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử Ngổn ngang bên nghĩa bên tình Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào Đành như phận gái sóng xao Tiền Đường . Câu thơ Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao nhắc lại cảnh hãi hùng Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư để sau đó lại rơi vào tay Bạc Bà Bạc Hạnh. Ngọn cờ đào là của Từ Hải Ba quân chỉ ngọn cờ đào - Đạo ra Vô Tịch đạo vào Lâm Tri . Ngẩn ngơ là tâm trạng Kiều trong những tháng ngày lưu lạc cũng là tâm trạng của Nguyễn Du .
đang nạp các trang xem trước