tailieunhanh - HOÀNG HẠC LÂU TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG

Cách đưa tiễn Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đây. Bạn là Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch; một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch. Hai chữ "Cố nhân" (bạn cũ, người xưa) trong câu đầu. | HOÀNG HẠC LÂU TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG 1. Cách đưa tiễn Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc một thắng cảnh thuộc Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng bay về đây. Bạn là Mạnh Hạo Nhiên 689-740 một nhà thơ nổi tiếng bạn vong niên của Lý Bạch một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa phóng khoáng ưa ngao du rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch. Hai chữ Cố nhân bạn cũ người xưa trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Đó là bạn tao nhân mặc khách Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường Câu thơ dịch rất hay và thanh thoát nhưng chữ tây chưa dịch được để nói lên hướng đi của bạn. Chữ bạn chưa lột tả hết ý và cảm xúc của từ cố nhân . Trong thơ cổ mỗi lần từ cố nhân xuất hiện gợi tả bao tình nghĩa làm rung động hồn người Dạng chu tầm thuỷ tiện Nhân phỏng cố nhân cư Mạnh Hạo Nhiên Thuật dòng đủng đỉnh thuyền bơi Cố nhân gần đó qua chơi thăm nhà - Tại ai há dám phụ lòng cố nhân câu 2330- Truyện Kiều Câu hai phát triển và hoàn thiện câu thơ thứ nhất nói rõ thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba tam nguyệt mùa hoa khói yên hoa xuôi về nơi phồn hoa đô hội Dương Châu - một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng Chữ há có bản phiên âm là hạ được Ngô Tất Tố dịch thành xuôi dòng thật là sáng tạo. Yên hoa là một thi liệu một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm một không gian trống vắng vô bờ một trời thương nhớ biệt ly của đôi bạn tri âm. Có một bản dịch khác đọc lên nghe rất thú vị Bạn từ lầu Hạc ra đi Dương Châu Hoa khói giữa kỳ tháng ba Nhữ Thành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN