tailieunhanh - Thành cổ Thăng Long

Địa thế ưu việt của miền đất Hà Nội đã làm cho Hà Nội đóng vai trò một trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa từ lâu đời và giữ vai trò thủ đô của đất nước trong một thời gian dài nhất của lịch sử. | Thành cô Thăng Long Địa thế ưu việt của miền đất Hà Nội đã làm cho Hà Nội đóng vai trò một trung tâm chính trị kinh tế quân sự và văn hóa từ lâu đời và giữ vai trò thủ đô của đất nước trong một thời gian dài nhất của lịch sử. Từ năm 545 Lý Nam Đế đã dựng đô thành Vạn Xuân rào lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống quân xâm lược Trần Bá Tiên 1 . Năm 602 Nhà Tùy chuyển trụ sở đô hộ từ Long Biên sang Tống Bình miền Hà Nội ngày nay . Năm 621 Khâu Hòa xây dựng Tử Thành năm 767 Trương Bá Nghi xây La Thành năm 791 và 801. Triệu Xương và Bùi Thái sửa sang La Thành năm 808 Trương Châu sửa lại La Thành 2 gọi là An Nam La Thành . Lần cuối cùng đắp thành ở miền Hà Nội trong thời Bắc thuộc là lần do Cao Biền đắp 3 trong khoảng những năm 866 - 868. La Thành của Cao Biền có quan hệ chặt chẽ với thành Thăng Long đời Lý và được gọi tên thành Đại La cũng từ chiếu dời đô của Lý Thái Tổ. Từ năm 1010 Lý Thái Tổ định đô ở miền đất Hà Nội kinh đô được gọi là Thăng Long. Qua suốt các triều Lý Trần Lê tên thủ đô có đổi Thăng Long Đông Đô Đông Kinh thành lũy cung điện có xây có phá có đổi chỗ có mở mang song vẫn ở quanh vùng Hà Nội ngày nay. Miền đất Hà Nội do có thể rồng cuộn hổ ngồi tiện hình thế núi sông sau trước muôn vật rất thịnh và phồn vinh nên lịch sử đã ưu tiên trao cho địa vị trung tâm của đất nước qua nhiều thời đại. Cũng do sự ưu đãi đó của lịch sử mà miền đất Hà Nội đã chịu bao độ bể dâu những kinh thành xây dựng trên đất này cũng chịu những đổi thay nặng nề tới mức có kinh thành hầu như không còn dấu vết. A. Thành Thăng Long thời Lý Trần Huy Bá đã đề xuất 4 Phía bắc áng chừng ở vào chỗ rẽ đường xuống trường Đua Ngựa cho đến cửa đền Quan Thánh. Phía đông từ quá đền Quan Thánh đến gần Văn Miếu bây giờ. Phía nam từ gần Văn Miếu tới gần chỗ rẽ tránh đường xe điện Cầu Giấy. Phía tây từ gần chỗ tránh đường xe điện Cầu Giấy đi tắt đến gần chỗ rẽ xuống trường Đua Ngựa bây giờ. Núi Khán Sơn ở Bách Thảo và chùa Một Cột phải ở về phía đông Hoàng thành Thăng Long xưa. Hồ Ngọc Hà phải là ở về .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN