tailieunhanh - Giáo trình vật liệu xây dựng mới - Chương 2

Tài liệu tham khảo Giáo trình vật liệu xây dựng mới ( Phạm Duy Hữu - Nhà xuất bản Giao thông vận tải ) - Chương 2 Cấu trúc và cường độ của bê tông xi măng | CHƯƠNG2 CẤU TRÚC VÀ CƯỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG XI MĂNG Cường độ bê tông phụ thuộc vào độ đặc của bê tông. Nâng cao trình độ công nghệ lựa chọn hợp lý thành phần bê tông sẽ có cấu trúc hợp lý độ đặc và cường độ bê tông cao. Như vậy giữa cấu trúc và cường độ bê tông có mối liên hệ chặc chẽ. Cải tiến cấu trúc sẽ đấn đến những biến đổi về cường độ bê tông. . Cấu trúc vi mô của bê tông Hỗn hợp bê tông là hỗn hợp chứa các thành phần chủ yếu xi măng nước cát cốt liệu lớn sỏi đá . Ngày nay khi đa số bê tông đều có sự tham gia của phụ gia thì phụ gia trở thành thành phần quan trọng trong hỗn hợp bê tông hiện đại có tác động đến cấu trúc vi mo của hỗn hợp bê tông. Khi nhào trộn các thành phần khoáng vật của xi măng với nhau sẽ xảy ra phản ứng thủy hoá các chất cấu thành nên xi măng thành phần chính C3S2 C2S C3AF C3A tạo nên các chất ngậm nước C2SnH2 CSH CFH CAH và Ca OH 2 và trở thành hỗn hợp chất kết dính gốc trong hỗn hợp bê tông. Dung dịch dính liên kết các cốt liệu nhỏ cát tạo nên dung dịch hồ kết dính vữa xi măng đây là chất kết dính thứ cấp . Cuối cùng dung dịch hồ kết dính vữa xi măng bị chui vào kẽ hở của các hạt cốt liệu này và chúng tạo ra cấu trúc hỗn hợp bê tông hoàn chỉnh. Tóm lại có thể phân cấu trúc hỗn hợp bê tông thành cấu trúc con - Cấu trúc xương của cốt liệu lớn. - Cấu trúc vi mô của hồ kết dính vữa xi măng như là môi trường liên kết các hạt cốt liệu lớn trong cấu trúc bộ xương khung . - Cấu trúc tiếp giáp giữa hồ xi măng và bề mặt cốt liệu lớn vùng tiếp giáp cốt liệu với khung xương cốt liệu lớn được biểu hiện qua lực dính vữa xi măng lên bề mặt các hạt cốt liệu lớn và lực dính này chỉ hình thành khi kết thúc quá trình ninh kết và hỗn hợp bê tông có cấu trúc ổn định và mất hoàn toàn tính dẻo . Vùng tiếp giáp này tồn tại các lỗ rỗng do nước tách ra để lại và là vùng yếu nhất trong cấu trúc bê tông. Tại đây có thể xuất hiện các vết nứt và các vùng ứng suất cục bộ đầu tiên trong bê tông khi chịu lực và chịu tác động của các yếu tố môi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN