tailieunhanh - QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI GIAI ĐOẠN XUÂN THU - CHIẾN QUỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
Con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị. Con người là thước đo của mọi bậc thang giá trị. Lịch sử nhân loại, xét đến cùng, là lịch sử giải quyết vấn đề con người, từng bước thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân trong x• hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý tới vấn đề con người, có điều là khác nhau ở mục đích và phương pháp giải quyết mà thôi | Nói tóm lại những tư tưởng của các triết gia cổ đại Trung Quốc tiêu biểu là Nho gia, Mặc gia, Pháp gia đã cho ta thấy được những cách nhìn nhận khác nhau. Nhưng tựu chung lại các nhà triết học cổ đại Trung Quốc đều đứng trên lập trường tư tưởng của giai cấp thống trị khi nhìn nhận về con người và mối quan hệ của con người. Các ông chưa thấy được bản chất thật sự bên trong của vấn đề. Vẫn còn mang nặng tính chất duy tâm mà nguyên nhân chính là do điều kiện khách quan và trình độ nhận thức còn hạn chế. Nhưng mặt khác lọc bỏ đi yếu tố hạn chế do lịch sử để lại, chúng ta thấy các quan niệm về con người nói trên vừa có ảnh hưởng tích cực đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, lối sống, lối suy nghĩ của con người và xã hội Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, chúng ta cần có thái độ khoa học trong việc kế thừa những tư tưởng ấy. Cái gì tốt thích hợp thì chúng ta dùng, còn cái gì xấu, tiêu cực có hại thì ta loại bỏ. Kế thừa, cải tạo và phát triển những nhân tố tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng con người trong giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, chính là góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng, đào tạo con người theo yêu cầu đạo đức mới, xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội cần phải tiếp tục xem xét, thẩm định lại các giá trị của Nho gia, Mặc gia và Pháp gia, trong đó có quan niệm về đạo đức, con người để có cái nhìn toàn diện, chính xác hơn. Việc tìm hiểu, xem xét về con người, đạo đức con người của các trường phái triết học nêu trên với các chuẩn mực, yêu cầu cụ thể nói riêng cần phải theo tinh thần kế thừa có phê phán một cách sáng tạo. Nếu không đặt vấn đề nghiên cứu một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ buông trôi cho sự phục hồi những nhân tố tiêu cực của nó, đồng thời cũng sẽ lãng phí, bỏ sót những nhân tố tích cực có thể đóng góp vào sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa của chúng ta hôm nay.
đang nạp các trang xem trước