tailieunhanh - HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ TỪ SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI THỨ 2 TỚI NĂM 1972

Chế độ tiền tệ Giê-nơ: Ra đời sau CTTG1 nhằm thiết lập 1 quan hệ mậu dịch tín dụng tiền tệ quốc tế nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh. 1922 tại thành phố Giênơ( Italia) Thỏa thuận trong chế độ: -thừa nhận vai trò đặc biệt của đồng Bảng trong quan hệ tiền tệ,thanh toán quốc tế, là phương tiện thanh toán dự trữ quốc tế, ngang với vàng. Thực chất của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị Bảng Anh | IMF giữ vai trò trọng tài trong hệ thống mới và WB được thiết lập như một cơ chế cấp vốn đa phương hỗ trợ tiến trình phát triển của các nước thuộc thế giới thứ ba. Qua số phiếu nắm giữ, Hoa Kỳ đã dành quyền quyết định trong cả hai định chế. Với sức mạnh kinh tế của mình, một lần nữa, Hoa Kỳ lại dành quyền quyết định. Đồng Mỹ kim, thay vì đồng Bancor, được lựa chọn làm bản vị tiền tệ quốc tế. Đồng Mỹ kim có thể chuyển hoán thành vàng theo một tỉ suất nhất định (kim bản vị). Đơn vị tiền tệ các nước khác phải được định nghĩa theo đồng Mỹ kim, nghĩa là gián tiếp theo vàng (kim hoán bản vị). Mọi thay đổi hối suất phải được sự thỏa hiệp trước của IMF, nói rõ hơn, phải được sự chấp thuận của Hoa Kỳ. Kiểm soát mọi chuyển dịch tư bản giữa các nước cũng trở thành một phần của thỏa ước chung cuộc. Đề nghị của Keynes về thuế quan tạm thời đánh trên hàng xuất khẩu của các xứ có cân thương mãi thặng dư không được chấp thuận. Trong khi đó, các xứ có cân thương mãi thâm hụt bị buộc phải tự động điều chỉnh để tái lập quân bình xuất nhập khẩu với sự khả dĩ trợ giúp của IMF để tạm thời tài trợ khiếm hụt qua chương trình cho vay chuyển tiếp (transitional loans).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.