tailieunhanh - 100 TRÒ CHƠI DÂN GIAN – Phần 2
Trò chơi: THI DIỀU SÁO Diều sáo là một trò chơi phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm ở một số vùng có tổ chức cuộc thi diều sáo như trong hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích, Lâm Thao, Phú Thọ. Đây là những chiếc diều thật lớn, bề ngang có khi đến một sải rưỡi tay và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo. Khung diều làm bằng cật tre, giấy phất vào diều bằng gậy. Diều thả bằng dây mây hay dây thép nhỏ. Sáo diều có 3 loại chính phân theo tiếng kêu: sáo cồng,. | 100 TRÒ CHƠI DÂN GIAN - Phần 2 12. Trò chơi THI DIỀU SÁO Diều sáo là một trò chơi phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm ở một số vùng có tổ chức cuộc thi diều sáo như trong hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích Lâm Thao Phú Thọ. Đây là những chiếc diều thật lớn bề ngang có khi đến một sải rưỡi tay và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo. Khung diều làm bằng cật tre giấy phất vào diều bằng gậy. Diều thả bằng dây mây hay dây thép nhỏ. Sáo diều có 3 loại chính phân theo tiếng kêu sáo cồng tiếng kêu vang như tiếng cồng thu quân sáo đẩu tiếng kêu than như tiếng lời than sáo còi tiếng kêu the thé như tiếng còi. Thi diều sáo Ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo nhưng trước tiên bao giờ cũng phải xem diều có lên bổng dây diều căng hay võng nhất là lúc ở trên không diều có lắc lư đảo ngang đảo dọc hay không. 13. Trò chơi Ô ĂN QUAN Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ mỗi bên có 5 ô. Hai người hai bên người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục . Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi và người đối diện mới được bắt đầu. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan. Hết quan tàn dân thu quân kéo về. Hết ván bày lại như cũ ai thiếu phải vay của bên .
đang nạp các trang xem trước