tailieunhanh - Báo cáo " Nghiên cứu khả năng tách loại Pb2+ trong nước bằng nano sắt kim loại "
Bài báo trình bày kết quả khảo sát phương pháp xử lý Pb2+ trong nước bằng nano sắt tổng hợp được. Các thí nghiệm được tiến hành với hàm lượng Pb2+ biến thiên trong khoảng từ 5-50mg/l, nano sắt từ 0,1-0,4g/l và pH = 2,5-7,5. Kết quả thực nghiệm cho thấy, với pH = 5,0-6,5, 100% lượng Pb2+ sẽ bị tách loại khỏi dung dịch sau thời gian 10 phút khi tỷ lệ khối lượng nano sắt: Pb2+ = 10:1. Đã xác định được hiệu suất tách loại tối đa Pb2+ của nano sắt là 325gPb2+/1kg nano sắt. Kết quả. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 24 2008 305-309 Nghiên cứu khả năng tách loại Pb2 trong nước bằng nano sắt kim loại Nguyễn Thị Nhung Nguyễn Thị Kim Thường Viện Địa chất Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 84 Chùa Láng Đống Đa Hà Nội Việt Nam Ngày nhận 02 tháng 4 năm 2007 Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả khảo sát phương pháp xử lý Pb2 trong nước bằng nano sắt tổng hợp được. Các thí nghiệm được tiến hành với hàm lượng Pb2 biến thiên trong khoảng từ 5-50mg l nano sắt từ 0 1-0 4g l và pH 2 5-7 5. Kết quả thực nghiệm cho thấy với pH 5 0-6 5 100 lượng Pb2 sẽ bị tách loại khỏi dung dịch sau thời gian 10 phút khi tỷ lệ khối lượng nano sắt Pb2 10 1. Đã xác định được hiệu suất tách loại tối đa Pb2 của nano sắt là 325gPb2 1kg nano sắt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy so với bột sắt thương mại hiệu quả tách loại Pb2 bằng nano sắt cao gấp 3 lần tốc độ nhanh hơn và tạo ra ít cặn thải hơn. 1. Đặt vấn đề Chì là một trong những kim loại nặng độc hại. Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng nói chung chì nói riêng trong các nguồn nước là do nước thải từ các nhà máy mạ điện nhà máy cơ khí nhà máy sản xuất pin ắc quy và gốm sứ. chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đổ ra môi trường. Khi sử dụng nguồn nước có hàm lượng Pb2 lớn trong một thời gian dài không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có thể sinh ra một số bệnh nguy hiểm. Việc nghiên cứu xử lý chì trong môi trường nước thu hút sự chú ý của rất nhiều phòng thí nghiệm trong nước và quốc tế. Theo tài liệu có nhiều phương pháp tách loại chì như phương pháp hấp phụ 1 2 phương pháp vi sinh 3 . Tuy nhiên xử lý bằng các phương pháp trên giá thành cao và Tác giả liên hệ. ĐT 84-4-37754724. E-mail nguyenthinhung1951@ không triệt để. Vì vậy việc nghiên cứu khảo sát tìm vật liệu xử lý các kim loại nặng độc hại nói chung và chì nói riêng trong nước một cách có hi ệu quả thân thiện hơn với môi trường là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cần thiết. Một trong những vật liệu mới xử lý nhanh triệt để đã từng
đang nạp các trang xem trước