tailieunhanh - CHĂM SÓC TRẺ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI GIA ĐÌNH
Qua bài viết về sốt xuất huyết (SXH) trên số báo trước, chắc bạn đọc đã rõ cách phát hiện sớm căn bệnh này để đưa trẻ chữa trị kịp thời. Bệnh SXH thường bắt đầu bằng chứng sốt với 3 đặc điểm: Sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Còn triệu chứng xuất huyết, thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày thì rất đa dạng: có trẻ chảy máu cam (chảy máu mũi), có trẻ chảy máu dưới da, có trẻ nôn ói . | CHĂM SÓC TRẺ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI GIA ĐÌNH Qua bài viết về sốt xuất huyết SXH trên số báo trước chắc bạn đọc đã rõ cách phát hiện sớm căn bệnh này để đưa trẻ chữa trị kịp thời. Bệnh SXH thường bắt đầu bằng chứng sốt với 3 đặc điểm Sốt đột ngột sốt cao sốt liên tục. Còn triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày thì rất đa dạng có trẻ chảy máu cam chảy máu mũi có trẻ chảy máu dưới da có trẻ nôn ói ra máu có trẻ tiêu ra máu . Nhưng cũng có trẻ tuy mang bệnh SXH nhưng lại hoàn toàn không có triệu chứng xuất huyết. Tuy nhiên dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các thầy thuốc đều luôn cảnh giác đó là sốc Shock . VẬY SỐC LÀ GÌ Theo định nghĩa y khoa sốc là một hội chứng nghĩa là nhiều triệu chứng hội tụ lại hội chứng này bao gồm 3 tình trạng suy giảm của cơ thể 1. Giảm tri giác. 2. Giảm nhiệt độ. 3. Giảm huyết áp. Giảm tri giác là người bệnh không còn lanh lợi tỉnh táo mà trở nên lừ đừ có khi mê sảng. Giảm nhiệt độ là thân thể người bệnh nhất là các đầu chi không còn ấm như bình thường Nắm bàn tay bàn chân người bệnh sẽ thấy lạnh. Giảm huyết áp là áp lực máu trong động mạch hạ xuống thấp hơn bình thường có nghĩa là máu chảy rất yếu. Để đo áp lực của máu các nhân viên y tế thường dùng một dụng cụ gọi là huyết áp kế. Trong gia đình bạn cũng có thể sơ bộ biết được huyết áp bằng cách bắt mạch ở cổ tay người bệnh Nếu người bệnh bị sốc sẽ thấy mạch đập rất yếu và nếu là sốc nặng bạn sẽ không còn thấy được mạch. Nếu hội đủ 3 tình trạng suy giảm kể trên sẽ dẫn đến sốc. Đó là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh SXH. Đa số các trẻ SXH tử vong là trong tình trạng sốc nặng không phục hồi được nữa. Căn cứ vào các triệu chứng và biến chứng kể trên ngành y đã phân chia bệnh SXH ra làm 4 cấp từ nhẹ tới nặng - SXH cấp 1 Người bệnh chỉ có sốt chưa có triệu chứng xuất huyết. - SXH cấp 2 Người bệnh sốt chưa có triệu chứng xuất huyết. - SXH cấp 3 Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc. - SXH cấp 4 .
đang nạp các trang xem trước