tailieunhanh - Giáo trình Luật kinh tế CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ LUẬT KINH TẾ BÀI 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT KINH TẾ

1/ Khái niệm Pháp luật kinh tế Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm luật kinh tế ta phải hiểu một khái niệm có liên quan đó là pháp luật kinh tế. Pháp luật kinh tế là một hỗn hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế trong xã hội. pháp luật kinh tế bao gồm các quy phạm pháp luật của các ngành luật có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế và. | Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải vào sổ và cấp cho người nộp đơn giấy báo đã nhận đơn và các giấy tờ kèm theo. nếu nguyên đơn là chủ nợ hay đại diện của người lao động thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, tòa án phải thông báo cho doanh nghiệp mắc nợ biết (có bản sao đơn và các giấy tờ kèm theo). Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận thông báo của tòa án, doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản phải gửi cho tòa án báo cáo về khả năng thanh toán nợ. Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ thì phải gửi tới tòa án các báo cáo và tài liệu như chính doanh nghiệp là đối tượng gửi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, chánh án tòa kinh tế tòa án nhân dân tỉnh phải xem xét đơn và các giấy tờ có liên quan để đưa ra nhận định của mình về tình trạng của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản. Nếu tình trạng của doanh nghiệp trầm trọng thì quyết định mở thủ tục phá sản, nếu tình trạng không trầm trọng thì quyết định không mở thủ tục phá sản. Khi quyết định không mở thủ tục phá sản phải nêu lý do và phải gửi cho người viết đơn cùng doanh nghiệp mắc nợ được biết. Nếu có đơn khiếu nại (thời hạn khiếu nại là 15 ngày kể từ khi nhận được quyết định), trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại chánh án tòa án nhân dân tỉnh phải đưa ra quyết đinh cuối cùng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN