tailieunhanh - HƯỚNG DẪN HÀNH NGHỀ - Nghề ép dầu dừa

Nghề ép dầu dừa Dầu dừa lấy ở cùi hay cơm trái dừa. Hầu hết giống dừa đều có thể lấy cùi để ép dầu, nhưng thứ dừa nào dày cơm thì lợi dầu. Ở nước ta khí hậu và đất đai rất hợp cho cây dừa nên dừa được trồng ở nhiều tỉnh ven bờ biển, từ miền Trung vào miền Nam. Có nhiều giống dừa: - Dừa lửa, vỏ vàng, đỏ hoe - Dừa xiêm trái nhỏ, nước ngọt - Dừa bị, trái lớn, nước nhiều nhưng nhạt - Dừa ta trái nhỏ nhưng cơm dày. Trong 4 loại. | IKT 1 Ă A 1Ầ 1 A Nghê ép dâu dừa Dầu dừa lấy ở cùi hay cơm trái dừa. Hầu hết giống dừa đều có thể lấy cùi để ép dầu nhưng thứ dừa nào dày cơm thì lợi dầu. Ở nước ta khí hậu và đất đai rất hợp cho cây dừa nên dừa được trồng ở nhiều tỉnh ven bờ biển từ miền Trung vào miền Nam. Có nhiều giống dừa - Dừa lửa vỏ vàng đỏ hoe - Dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt - Dừa bị trái lớn nước nhiều nhưng nhạt - Dừa ta trái nhỏ nhưng cơm dày. Trong 4 loại dừa kể trên giống dừa ta được ưa chuộng để lấy cái cơm dừa ép dầu. Dừa trồng được 6 năm thì lấy được trái ép dầu. Trung bình một mẫu dừa trồng được 156 cây và có thể thu hoạch mỗi năm được đến trái dừa. Một năm 2 kỳ bẻ trái kỳ thứ nhất vào tháng 3 và kỳ thứ 2 vào tháng 6. Trong nghề ép dầu dừa có 2 công đoạn chính - Lấy cái hay cùi cơm dừa - Ép dầu 1. Lấy cái cùi dừa Khi trái dừa chín già mới được hái vì khi ấy cơm dày ép dầu lợi hơn so với ép cơm còn non. Sau khi hái dừa xuống thì xếp trái vào chỗ vựa kín đáo độ 30 - 40 ngày sau thì đem trái ra lột vỏ. Xưởng lớn thì lột bằng máy xưởng nhỏ thì lột bằng tay. Thông thường công việc lột vỏ dừa thuộc về nông dân trồng dừa vì lột trái rồi đem bán cho người ép dầu sẽ lợi hơn là bán trái chưa lột. Lột vỏ xong sọ dừa được đập bể làm hai hay ba mảnh rồi đem phơi cho cùi tóp lại để dễ cạy ra. Cạy xong đem phơi nắng để cho cùi dừa khô ép sẽ được nhiều dầu. Mùa nắng thì phơi dừa nhưng mùa mưa thì phải dùng lò mà sấy như sấy cau khô. Cạy cùi dừa vừa đủ lượng ép trong ngày không nên cạy nhiều quá vì nều để lâu cùi dừa sẽ bị mốc về sau ép ra dầu sẽ có mùi hôi và màu sắc xấu. Nếu trong trường hợp phải cạy cùi nhiều thì phải dùng khói mà xông. Việc xông khói là để cho cùi dừa khỏi mốc. Xông khói dễ làm nhưng không hiệu quả lắm cho nên ngày nay nhiều người ưa dùng diêm sinh để xông cùi dừa. Người ta sắp cùi dừa vào trong một cái thùng lớn phía dưới có để chén đựng diêm sinh đã được đốt cháy bằng lửa than. Xông như vậy trong 12 giờ để khói diêm sinh ngấm vào cùi dừa. Đoạn lấy cùi dừa đó ra và .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.