tailieunhanh - Marketing phải chuẩn bị gì để đón đầu phục hồi kinh tế?

Bạn đã thực hiện những điều chỉnh cần thiết, gạt bỏ những nhà phân phối không hiệu quả, bỏ lại những khách hàng không đáng tin cậy hoặc không mang lại lợi nhuận, xóa bỏ những sản phẩm không bán chạy khỏi danh mục đầu tư, và tập trung ngân sách marketing vào phương tiện thông tin đại chúng để mang lại doanh thu cao cho đầu tư. Bạn có thể phải cắt giảm quy mô kinh doanh, cho dù là tự nguyện hay không tự nguyện, nhưng ít nhất bạn vẫn có việc để làm trong thời đại suy. | Marketing phải chuẩn bị gì để đón đầu phục hồi kinh tế Bạn đã thực hiện những điều chỉnh cần thiết gạt bỏ những nhà phân phối không hiệu quả bỏ lại những khách hàng không đáng tin cậy hoặc không mang lại lợi nhuận xóa bỏ những sản phẩm không bán chạy khỏi danh mục đầu tư và tập trung ngân sách marketing vào phương tiện thông tin đại chúng để mang lại doanh thu cao cho đầu tư. Bạn có thể phải cắt giảm quy mô kinh doanh cho dù là tự nguyện hay không tự nguyện nhưng ít nhất bạn vẫn có việc để làm trong thời đại suy thoái. Dưới đây là 7 gợi ý dành cho các nhà làm thị trường lên kế hoạch trước cho sự hồi phục của nền kinh tế Tập trung vào những khách hàng tiềm năng cao Hãy chắc chắn rằng bạn tập trung xây dựng các mối quan hệ với những khách hàng tham vọng trong những ngành công nghiệp tăng trưởng - nơi nhu cầu khách hàng bị dồn nén sẽ bùng phát ngay khi nền kinh tế đổi hướng tích cực. Nếu bạn hoạt động trong ngành kinh doanh B2B hãy tập trung vào những khách hàng có thiên hướng dài hạn hoặc có tiền mặt họ có thể giúp bạn hồi phục. Nhưng đừng quên tận dụng cơ hội từ nhu cầu dồn nén sẽ bùng phát của các khách hàng khác ngay khi niềm tin vào thị trường của họ được khôi phục. Công việc của những người làm marketing vẫn tồn tại cùng cuộc suy thoái. Họ sẽ có thêm nhiều cơ hội khi nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên đừng ngồi yên chờ cho tới khi nền kinh tế thực sự hồi phục. Đừng cho rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường Cuộc khủng hoảng càng kéo dài và càng sâu rộng thì sẽ càng tạo cơ hội cho khách hàng thay đổi thái độ và hành vi lâu dài của họ. Các cơ chế sẵn sàng đối phó với khó khăn của họ có thể trở thành thâm căn cố đế và tạo dựng một tiêu chuẩn mới trong hành vi người tiêu dùng. Thêm vào đó bối cảnh cạnh tranh sẽ thay đổi. Một cú thúc cạnh tranh cùng với những đợt tung sản phẩm mới có thể có nghĩa rằng người tiêu dùng đang quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua những lăng kính mới. .