tailieunhanh - Các thao tác phẫu thuật (Kỳ 2)

Các mối khâu vắt: - Mối khâu vắt trong da: được khâu trong biểu bì sát với mặt da để rút bỏ sau mổ. Phải dùng loại chỉ dai và trơn như chỉ polypropylene hoặc nylon. - Mối khâu vắt biểu bì: có thể đóng da nhanh chóng và dễ cắt bỏ sau mổ. Tuy nhiên nó dễ gây thiếu máu các mép da và để lại sẹo xấu, nếu có một mối buộc bị lỏng hoặc bị đứt thì toàn bộ đường khâu sẽ bị hở. + Các mối khâu có đệm: thường được dùng để đóng các vết mổ. | Các thao tác phẫu thuật Kỳ 2 Các mối khâu vắt - Mối khâu vắt trong da được khâu trong biểu bì sát với mặt da để rút bỏ sau mổ. Phải dùng loại chỉ dai và trơn như chỉ polypropylene hoặc nylon. - Mối khâu vắt biểu bì có thể đóng da nhanh chóng và dễ cắt bỏ sau mổ. Tuy nhiên nó dễ gây thiếu máu các mép da và để lại sẹo xấu nếu có một mối buộc bị lỏng hoặc bị đứt thì toàn bộ đường khâu sẽ bị hở. Các mối khâu có đệm thường được dùng để đóng các vết mổ ở bụng và thành ngực. - Mối khâu có đệm theo chiều dọc vừa có tác dụng kéo sát được hai mép da cách xa nhau lại vừa nằm sát được với mép da. Tuy nhiên nó có thể gây sẹo vết chỉ khâu nếu để lâu quá 5 - 7 ngày. - Các mối khâu đệm theo chiều ngang cũng có tác dụng kéo sát được hai mép da cách xa nhau nhưng có thể gây hoại tử một phần của mép da. 7. Băng vết mổ Băng vết mổ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình liền vết thương. Băng vết mổ lý tưởng là phải bảo vệ được vết thương không bị các chấn thương cơ học cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong giai đoạn sớm sau mổ vết mổ phải được bảo vệ bằng băng cho đến khi quá trình biểu mô hoá hoàn tất. Phải băng vô trùng ngay trước khi lấy bỏ khăn trải vết mổ. Dẫn lưu và các vết thương nhiễm khuẩn cần phải được băng bằng vật liệu thấm hút dịch. Đối với bề mặt vết thương có các mảnh hoại tử và rỉ dịch thì nên đắp bằng gạc bông sợi thưa để lấy bỏ chúng khi thay băng. Nếu bị mất da rộng thì có thể phải dùng các băng sinh học các mảnh ghép đồng loại dị loại hay các chất thay thế da khác để che phủ và bảo vệ vết thương chống vi khuẩn xâm nhập và mất nước. 8. Bất động vết mổ Khi vết thương được bất động thì dòng bạch mạch ở vùng đó sẽ giảm xuống nhờ đó giảm được sự lan rộng của các vi khuẩn. Các nghiên cứu cũng thấy khả năng đề kháng với vi khuẩn của tổ chức được bất động tỏ ra tốt hơn so với tổ chức không được bất động. Kê cao các chỗ bị tổn thương sẽ làm giảm ứ dịch ở các khoảng kẽ nhờ đó có thể giúp vết thương phục hồi nhanh hơn. 9. Cắt chỉ vết mổ Thời gian thích hợp để cắt chỉ vết mổ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN