tailieunhanh - Tài liệu Tổng quan tín dụng ngân hàng thương mại

Khái niệm Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. Trong quan hệ này, bên cho vay (ngân hàng) chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho bên đi vay | - 1 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . Tín dụng ngân hàng . Khái niệm Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. Trong quan hệ này bên cho vay ngân hàng chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho bên đi vay cá nhân doanh nghiệp trong một thời gian nhất định và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho bên cho vay vô điều kiện khi đến hạn đã thỏa thuận. . Chức năng và vai trò của tín dụng . Chức năng của tín dụng Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. Tín dụng được xem như chiếc cầu nối giữa các nguồn cung - cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng các quá trình tập trung và phân phối vốn mới được thực hiện nó trực tiếp điều phối các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội đến bổ sung kịp thời cho những đối tượng có nhu cầu là các cá nhân doanh nghiệp nhằm phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất lưu thông hàng hóa và dịch vụ hay nhu cầu đầu tư tiêu dùng. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất. C Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình SXKD được diễn ra một cách bình thường và liên tục. S Tín dụng tạo ra nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và qui mô sản xuất. S Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Nhờ vào hoạt động của ngân hàng từ các số liệu về lượng tiền gởi của các thành phần kinh tế cá nhân hoặc thông qua doanh số cho vay người ta có thể đánh giá được khả năng tiết kiệm mức sống của người dân hay thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp đánh giá được nhu cầu về vốn cần thiết để phục vụ mục tiêu phát - 2 - triển kinh tế. Từ đó công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước có thể đề ra các kế hoạch về đầu tư các chính sách thuế lãi suất phù hợp đảm bảo yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN