tailieunhanh - Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi part 9
Tham khảo tài liệu 'kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi part 9', nông - lâm - ngư, ngư nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | và điều tra của chúng tôi cỏ thể gặp hai loài cá tai tượng. Đó là Osphronemus gourami là cá nuôi đã được thuần dưỡng và o. exodon phân bô tự nhiên trên sông Mêkông Lào Campuchia. Cá tai tượng mà chúng tôi đã từng câu bắt được trên sông La Ngà một nhánh trên sông Đồng Nai có hình thái khác hẳn loài đang nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên cách phân loại cá tai tượng o. exodon có răng nhô của Roberts 1994 theo chúng tôi có vẻ không ổn. Loài tai tượng 0. gourami được nuôi khá phổ biến ở Nam bộ cá trưởng thành có thân khá cao. Phần sau của vây lưng và vây hậu môn mở rộng. Từ vây bụng có một sợi mềm khá dài có thể kéo đến quá cuống đuôi. Cá tai tượng có thể sống và bắt mồi bĩnh thường sau 24 giờ ỗ trong nước có độ mặn 6 0 và pH 4. Cũng như những cá trong bộ phụ cá rô như cá rô sặc rằn cá mùi . tai tượng hô hấp bằng khí trời nên không cần đến oxy hòa tan trong nước không làm tiêu hao oxy hòa tan trong nước do hoạt động thở. Điều này cho phép thả nuôi cá tai tượng với mật độ cao nếu nước nuôi không quá bẩn. Cá tai tượng vốn là cá ân thực vật chiều dài ống tiêu hóa của nó gấp trên 3 lần chiều dài thân. Nó có thể ăn tất cả những thực vật mềm như ỉá khoai mì lá đu đủ các loại rau như rau muông bắp cải cà rốt khoai. Tai tượng ăn rất nhiều lượng thức ăn và nội chất trong đường tiêu hóa có thể chiếm đến 5 thể trọng của nó. Cá tai tượng cũng có thể ăn và tiêu hóa những thức ăn có nguồn gốc là động vật. Cá lớn nhanh sau khi được trên một năm tuổi nhưng sinh trưởng rất chậm trong năm đầu. Hiện tượng này có thể là do khi chưa trưởng thành cá có tập tính ăn động vật mà trong ao lại thiếu loại thức ăn này. Dẫn chứng 88 của điều này là ồ cá giống có chiều dài khoảng 28-43 mm thì chiều dài ống tiêu hóa chỉ gấp 1 24 lần chiều dài thân. Tập tính sinh sản của cá tai tượng khá độc đáo. Cả cá đực và cá cái cùng làm tổ để đẻ trứng vào bằng sợi thực vật mới trông như tổ chim lật ngược. Tổ có đường kính 25-30 cm được làm cách mặt nước khoảng 20 cm dựa vào cành hoặc rễ cây có hình như cái nơm .
đang nạp các trang xem trước