tailieunhanh - Báo cáo " Dẫn liệu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ "

Sáu đợt nghiên cứu thực địa lấy mẫu Oribatida tại Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn được thực hiện từ 2005-2008. Mẫu đã được lấy từ 5 loại sinh cảnh như sau: rừng tự nhiên, rừng nhân tác, trảng cỏ cây bụi, vườn quanh nhà và đất canh tác. Chúng tôi đưa ra được danh sách các thành phần loài Oribatida có 103 loài thuộc 48 giống, 28 họ. Số loài trong các sinh cảnh sống khác nhau dao động từ 22 loài tới 90 loài và giảm dần theo thứ tự sau: rừng tự nhiên (90 loài) trảng cỏ cây bụi (39 loài), rừng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26 2010 49-56 Dẫn liệu về thành phần loài đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ Đào Duy Trinh1 Trịnh Thị Thu2 Vũ Quang Mạnh3 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Văn Linh Phúc Yên Vĩnh Phúc 2Trường Đại học Hồng Đức 307 Lê Lai Thanh Hoá 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 19 tháng 01 năm 2010 Tóm tắt Sáu đợt nghiên cứu thực địa lấy mẫu Oribatida tại Vườn Quốc gia VQG Xuân Sơn được thực hiện từ 2005-2008. Mẫu đã được lấy từ 5 loại sinh cảnh như sau rừng tự nhiên rừng nhân tác trảng cỏ cây bụi vườn quanh nhà và đất canh tác. Chúng tôi đưa ra được danh sách các thành phần loài Oribatida có 103 loài thuộc 48 giống 28 họ. Số loài trong các sinh cảnh sống khác nhau dao động từ 22 loài tới 90 loài và giảm dần theo thứ tự sau rừng tự nhiên 90 loài trảng cỏ cây bụi 39 loài rừng nhân tác 35 loài đất canh tác 27 loài và vườn quanh nhà 22 loài . Số loài tại ba độ cao dao động từ 62 loài ở độ cao 300-600m đến 55 loài ở độ cao 600-1000m và giảm xuống 47 loài ở độ cao . Đặc điểm địa động vật khu hệ Oribatida VQG Xuân Sơn thể hiện rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai chiếm 71 77 ngoài ra còn có sự tham gia của các yếu tố khác Phân bố rộng 11 77 Toàn Bắc 10 59 Tân nhiệt đới 5 88 . Hệ động vật chân khớp bé ở đất với 2 đại diện chính là Oribatida Ve giáp và Collembolla Bọ nhảy không chỉ là nguồn tài nguyên quý mà còn là thành phần hữu cơ quan trọng của đất. Chúng vừa đa dạng về thành phần loài phong phú về số lượng vừa là nhân tố tham gia tích cực vào quá trình mùn hoá khoáng hóa trong đất 1-5 . Ở nước ta khu hệ thực vật động vật có xương sống tại Vườn Quốc Gia khu bảo tồn thiên nhiên khu BTTN thường được nghiên cứu khá kỹ và đồng bộ trong quá trình lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật nhưng tuy nhiên nguồn tài nguyên sinh _ _ Tác giả liên hệ. ĐT. 84-0211-3863202. E-mail daoduytrinh@gmail. com vật đất chưa được quan tâm đúng mức. VQG Xuân Sơn - Phú .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN