tailieunhanh - CÁC LOẠI THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP

Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch có thể bị loạn nhịp tim và/hoặc có nguy cơ đột tử do loạn nhịp. Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị loạn nhịp không dùng thuốc, nhưng không thể thay thế hoàn toàn được các thuốc chống loạn nhịp. Tuy nhiên các thuốc chống loạn nhịp hiện đang được sử dụng cũng bị hạn chế do kém hiệu quả và độc tính của nó. Trong hầu hết các nghiên cứu với thuốc chống loạn nhịp về tỷ lệ tử vong người ta chưa đưa ra được lợi ích một cách. | CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP PGS. TS Vũ Điện Biên Chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Tim mạch - Nội tiết Bệnh viện TƯQĐ 108 I. ĐẠI CƯƠNG Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch có thể bị loạn nhịp tim và hoặc có nguy cơ đột tử do loạn nhịp. Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị loạn nhịp không dùng thuốc nhưng không thể thay thế hoàn toàn được các thuốc chống loạn nhịp. Tuy nhiên các thuốc chống loạn nhịp hiện đang được sử dụng cũng bị hạn chế do kém hiệu quả và độc tính của nó. Trong hầu hết các nghiên cứu với thuốc chống loạn nhịp về tỷ lệ tử vong người ta chưa đưa ra được lợi ích một cách rõ ràng. Mặt khác giới hạn giữa liều có hiệu quả điều trị và liều độc của thuốc tương đối hẹp. Vì vậy người thầy thuốc buộc phải hiểu rõ dược lý lâm sàng liều dùng và các tác dụng bất lợi của các thuốc chông loạn nhịp. II. PHÂN LOẠI CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP Các thuốc chống loạn nhịp chủ yếu được phân loại dựa trên các cơ chế tác động vào giai đoạn điện sinh lý của tế bào tim pha 0 1 2 3 4 mà Vaughan Williams đưa ra. Đây thực chất là phân loại theo tác động của thuốc với vai trò chống loạn nhịp chứ chưa phải là phân loại thuốc. Sự khác biệt này quan trọng ở chỗ hầu hết các thuốc chống loạn nhịp có đa tác động. Hơn thế nữa các tác động của một thuốc đã cho không giống nhau trên các tổ chức tim khác nhau. Vì vậy ngày nay người ta bổ xung thêm một số thuốc điều trị loạn nhịp không nằm trong bảng phân loại kinh điển của Vaughan Williams. Các thuốc chống loạn nhịp nằm trong Nhóm I có tác động làm chậm dẫn truyền trong thất do chẹn kênh Na vào nhanh trên màng tế bào được chia ra 3 nhóm phụ. Nhóm IA có tác động kéo dài thời kỳ trơ và khoảng QT bao gồm Quinidin Procainamide Disopiramide Moricizine. Nhóm IB có tác động gần tương tụ như IA nhưng ít hơn trên khoảng PR QRS hoặc khoảng QT bao gồm Lidocain Tocainide Mexiletin. Nhóm IC có tác động làm chậm tốc độ dẫn truyền trên hầu hết các tổ chức tim gây kéo dài khoảng PR QRS trong khi có chút ít hiệu lực trên giai đoạn tái cực và khoảng QT bao gồm Flecainide .