tailieunhanh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Giải phóng con người

Nhìn t ng th trên ph m vi toàn xã h i, các y u t chính tr , kinh t và văn hóa h p thành tr ổ ể ạ ộ ế ố ị ế ợ ụ cột cơ bản của mô hình xã hội và đều hướng tới giải phóng, phát triển con người một cách toàn diện. Mục tiêu tối thượng của mô hình xã hội này là con người Việt Nam mới, ngày càng có khả năng và điều kiện thực tế để làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình. Như vậy, nguyên lý về vai trò. | Đối với con người mới là cán bộ Đảng viên, phải có phẩm chất hết lòng phục vụ nhân dân, chăm lo đời sống quần chúng - khổ trước nhân dân, sướng sau nhân dân. Muốn xây dựng con người mới XHCN thì mọi người phải cần, kiệm. Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào "gió vào nhà trống". Cần, kiệm để đề phòng lúc khó khăn, và phải biết giữ gìn của cải tập thể, của Nhà nước và của cá nhân mình. Con người tồn tại luôn có nhu cầu vật chất và đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu đó. Nhưng chừng nào sản xuất vật chất xã hội chưa phát triển đến mức thỏa mãn nhu cầu của mọi người thì chưa xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người. Nhân loại nhờ sản xuất đã nâng con người lên cao hơn thế giới động vật về mặt chủng loại, nhưng trong xã hội, sự phân phối không công bằng chưa nâng con người lên cao hơn thế giới động vật về mặt xã hội. Cho nên, vẫn còn tình trạng sự thỏa mãn nhu cầu của một nhóm người này được thực hiện bằng sự hy sinh nhu cầu của đại bộ phận người khác. Phải phát triển sản xuất - nguyên nhân sâu xa để giải phóng con người. Nhưng, khi sản xuất chưa phát triển cao thì phải phân phối sao cho xã hội không phát sinh hiện tượng "tha hóa" con người. Rõ ràng, ở Hồ Chí Minh, khi đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đều được quy về con người, về giải phóng con người trên những quan điểm triết học đúng đắn.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN