tailieunhanh - Minh triết phương Đông và triết học phương Tây_3

Tham khảo tài liệu 'minh triết phương đông và triết học phương tây_3', khoa học xã hội, chính trị - triết học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | 63 ta đã thấy một cái trung cho phép thích ứng vừa với cái này cũng như với cái kia trong các quan điểm đó và cái trung nằm đúng trong cái khả năng đổng đều đó . Ta nhớ lời Mạnh Tử VII A 26 một bên là những kẻ giữ lấy chủ nghĩa vị ngã còn bên kia là những kẻ thi hành chủ nghĩa kiêm ái Tử Mạc bảo thủ chủ nghĩa chấp trung là người gần với đạo lý hơn cả. Nhưng khi anh ta vừa đứng yên lại ở giữa tức thì anh ta chỉ còn có một khả năng cái nửa-giữa cách đều-hai bên do đó mà anh ta mất đi hằng trăm cái khác và làm hại đạo . Cái trung dung chân chính của minh triết là cái trung dung có thể biến đổi có thể dao động từ đối lập này sang đối lập kia không ngừng trùng khớp với trường hợp gặp phải tùy theo quyền 1 nghiêng về bên nào cái trung dung của sự tương đẳng như vậy không bao giờ dừng lại ổn định xác định cũng như thực tại không bao giờ dừng lại và theo một cách nào đó bao giờ cũng là mới lạ nó không thể là cấi chân lý. Kẻ nào không giữ được cái trung dung ấy trong sự cân bằng ổn định của điều tiết khiến cho mình ở được về phía bên cần khi cần bên này cũng như bên kia thì sẽ nhất thiết bị mắc vào một đầu mút ở bên này hay bên kia thành dị đoan x. Luận Ngữ II 16 . Cái thói dị đoan đó trong quan điểm không thể trực tiếp bác bỏ nó được bởi như vậy nó sẽ cột chặt ta ngay vào một quan điểm trái ngược lại cũng thiên vị như quan điểm đối nghịch với nó trái lại chỉ nên để cho nó đối diên với cái trái ngược với nó sao cho cả hai chúng sẽ làm phát lộ tính thiên vị của nhau. Minh triết ở Trung Quốc bao giờ cũng tái diễn cái bài bản đó thay vì tranh cãi với đối thủ cố bác bẻ họ và như vậy tự dổn cứng mình vào quan điểm của mình trong khi vận đến những biên luận nhằm đánh bại đối thủ thì cũng trở thành thiên vị chẳng khác gì họ thì chiến lược là hướng đối thủ đó chống lại một đối thủ khác bằng cách tái lập lại các quan điểm của họ sao cho khi đối chọi với nhau cái này sẽ làm bộc lộ chỗ thiếu của cái kia và ngược lại. Không phải đẩy cả hai vào chỗ không ai có lý cả và hai quan điểm đó

TỪ KHÓA LIÊN QUAN