tailieunhanh - Báo cáo " Nghiên cứu khả năng thủy phân bằng axít loãng và bước đầu đánh giá hiệu quả sản xuất etanol sinh học từ thân cây ngô "
Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá hiệu quả sản xuất etanol sinh học từ thân cây ngô với phương pháp thủy phân bằng axít loãng ở các nồng độ axit và thời gian thủy phân khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy thân cây ngô sau thu hoạch có thành phần chính gồm 37,2% cellulose; 24,1% hemicellulose và 17,8% lignin. Quá trình thủy phân thân cây ngô bằng H2SO 4 2% ở 121 0C trong 60 phút có hàm lượng đường khử hình thành khá cao (4,2 g/l) . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26 2010 211-216 Nghiên cứu khả năng thủy phân bằng axít loãng và bước đầu đánh giá hiệu quả sản xuất etanol sinh học từ thân cây ngô Nguyễn Xuân Cự Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyên Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 19 tháng 11 năm 2010 Tóm tắt. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá hiệu quả sản xuất etanol sinh học từ thân cây ngô với phương pháp thủy phân bằng axít loãng ở các nồng độ axit và thời gian thủy phân khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy thân cây ngô sau thu hoạch có thành phần chính gồm 37 2 cellulose 24 1 hemicellulose và 17 8 lignin. Quá trình thủy phân thân cây ngô bằng H2SO4 2 ở 1210C trong 60 phút có hàm lượng đường khử hình thành khá cao 4 2 g l trong dung dịch có tỷ lệ nguyên liệu dung dịch là 1 10 w v . Đây được xem là điều kiện thích hợp cho quá trình thủy phân thân cây ngô bằng axít loãng. Sử dụng Saccharomyces Cerevisiae lên men có thể chuyển hóa khoảng 70 lượng đường khử trong dung dịch thành etanol với nồng độ đạt tói 2 7 theo thể tích. Tính sơ bộ muốn sản xuất 1 lít etanol sinh học cần khoảng 3 24 kg thân cây ngô. Từ khóa thủy phân axit loãng etanol sinh học cây ngô. 1. Đặt vấn đề Để ổn định và đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người cũng như các ngành công nghiệp các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới trong đó nghiên cứu và phát triển nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ sinh khối động thực vật là một hướng đi đầy triển vọng để thay thế một phần nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Sử dụng nhiên liệu sinh học mang lại nhiều lợi ích như giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì nhiên liệu sinh học không chứa các hợp chất thơm hàm lượng lưu huỳnh thấp không chứa ĐT 84-4-38584995. E-mail cunx@vnu . chất độc hại. Hơn nữa nhiên liệu sinh học khi thải vào đất có tốc độ phân hủy cao gấp 4 lần so với nhiên liệu dầu mỏ nên giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường. 1 Một số công trình nghiên
đang nạp các trang xem trước