tailieunhanh - VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 5
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 5 Trận Đại Hoàng Sau chiến thắng A Lỗ, theo An Nam chí lược 4 tờ 54, “ngày mùng 3 Đinh Tỡ tháng hai, Trấn Nam Vương phá quân Thế tử ở sông Đại Hoàng”. Đây là lần đầu tiên ta thấy sự xuất hiện của Thoát Hoan trên vùng đất gần Thiên Trường. Sông Đại Hoàng, theo An Nam Chí Nguyên 1 tờ 42 “là hợp tại phủ Lý Nhân, trên tiếp sông Lô, dưới thông với sông Giao Thủy phủ Phụng Hóa”. Còn Khâm đinh Việt sử. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 5 Trận Đại Hoàng Sau chiến thắng A Lỗ theo An Nam chí lược 4 tờ 54 ngày mùng 3 Đinh Tỡ tháng hai Trấn Nam Vương phá quân Thế tử ở sông Đại Hoàng . Đây là lần đầu tiên ta thấy sự xuất hiện của Thoát Hoan trên vùng đất gần Thiên Trường. Sông Đại Hoàng theo An Nam Chí Nguyên 1 tờ 42 là hợp tại phủ Lý Nhân trên tiếp sông Lô dưới thông với sông Giao Thủy phủ Phụng Hóa . Còn Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục 6 tờ 44a5-6 khi chú thích về Hoàng Giang đã viết Hoàng Giang ở tại vùng huyện Nam Xương phủ Lý Nhân trên tiếp với sông Thiên Mạc dưới thông với sông Giao Thủy . Vậy Đại Hoàng hay Hoàng Giang do tiếp giáp với Thiên Mạc là một căn cứ khác trong cụm căn cứ phía nam Thăng Long nhằm bảo vệ Thiên Trường. Đây chắc chắn là một trận đánh lớn vì Thoát Hoan đã dẫn đại quân mình từ Thăng Long truy kích xuống trong khi quân ta cũng hội về Đại Hoàng mà ngoài vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy còn có các tướng Trần Hưng Đạo Trần Quang Khải. Tuy nhiên một lần nữa nó chỉ là một trận đánh chặn tiêu hao sinh lực địch để cho quân ta rút lui an toàn chứ chưa phải là những trận phản công. Tình hình quân sự sau khi ta rút khỏi Thăng Long ĐVSKTT không ghi trận A Lỗ và Đại Hoàng này. Nhưng sau trận Đà Mạc ĐVSKTT 5 tờ 47a5-6 đã viết Thế giặc bức bách hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ Nguyên sai người lái thuyền ngự ra Ngọc Sơn để đánh lừa quân giặc . Thực tế quân nhà Trần thời điểm này chưa đến nỗi bức bách xiêu dạt và hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông không đến nỗi cô lập phải hoạt động một cách lén lút như thế. Nguyên sử 13 tờ 8b8-10 viết Tháng 3 ngày Bính Tý Kinh Hồ Chiêm Thành hành tỉnh xin thêm quân. Lúc bấy giờ Trần Nhật Huyên trốn về hai xứ Thiên Trường và Trường Yên binh lực lại tập hợp. Hưng Đạo Vương đem hơn ngàn chiến thuyền về nhóm ở Vạn Kiếp còn Nguyễn Lộc thì ở Vĩnh Bình mà quan quân thì đi xa lại đánh lâu treo lơ lửng ở giữa. Quân của Toa Đô và Đường Cổ Đãi lại đến không đúng lúc nên xin thêm .
đang nạp các trang xem trước