tailieunhanh - VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 4
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 4 Trận Đà Mạc Đà Mạc hay cũng gọi Thiên Mạc, mà sau này có tên bãi Mạn Trù là một bãi đất nằm ven sông Hồng thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay, như Khâm định Việt sử thông giám cương mục 6 tờ 42a3-4 viết: “Sông Thiên Mạc tức hạ lưu sông Phú Lương ở tại bãi Mạn Trù của huyện Đông Yên vùng tỉnh Hưng Yên”. Ở đây, quân ta có một cứ điểm do tướng Trần Bình Trọng chỉ huy. Theo An Nam chí lược 4. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 4 Trận Đà Mạc Đà Mạc hay cũng gọi Thiên Mạc mà sau này có tên bãi Mạn Trù là một bãi đất nằm ven sông Hồng thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay như Khâm định Việt sử thông giám cương mục 6 tờ 42a3-4 viết Sông Thiên Mạc tức hạ lưu sông Phú Lương ở tại bãi Mạn Trù của huyện Đông Yên vùng tỉnh Hưng Yên . Ở đây quân ta có một cứ điểm do tướng Trần Bình Trọng chỉ huy. Theo An Nam chí lược 4 tờ 54 thì ngày 21 Nhâm Thìn đánh vỡ ải Thiên Hán chém được tướng Bảo Nghĩa Hầu . Ngày Nhâm Thìn tháng giêng năm Ảt Dậu ấy phải là ngày 19 chứ không phải 21. Chắc chắn 21 viết sai của 19 vì đây là những chữ số rất dễ viết lộn. Còn Thiên Hán thì rõ ràng chữ Hán viết sai của chữ Mạc vì dạng chữ chúng giống nhau. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b10 không ghi rõ ngày tháng nhưng có chép trận Thiên Mạc và việc quân Nguyên bắt được Kiến Đức Hầu Trần Trọng. Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a6-7 cũng chép việc bắt được Kiến đức Hầu Trần Trọng nhưng ghi việc này sau trận A Lỗ và Thiên Trường và trước khi vua Trần Nhân Tông rút ra cửa Giao thủy. Trong số những thông tin này thông tin của An Nam chí lược tương đối chính xác vì Lê Thực đã ghi lại những điều ít nhiều mình có biết tới và có tham gia. Trần Trọng đây chắc chắn là vị anh hùng Trần Bình Trọng của ĐVSKTT. Chỉ có điểm khác là thay vì Bảo Nghĩa Hầu phía Trung Quốc lại có Kiến Đức Hầu. Tước Kiến Đức Hầu có thể là tước được phong khi Trần Bình Trọng còn sống. Còn tước Bảo Nghĩa Hầu là tước được phong khi Trần Bình Trọng đã mất để nêu cao khí phách oanh liệt của vị dũng tướng lúc đối diện với những cám dỗ của kẻ thù mà tình tiết sẽ được ghi rõ trong ĐVSKTT dưới đây. Việc An Nam chí lược 4 tờ 54 ghi khác với Nguyên sử bởi vì Lê Thực đang còn ở tại Việt Nam và làm việc với Chương Hiến Hầu Trần Kiện lúc vị anh hùng hy sinh và triều đình phong tước nên biết rõ sự thay đổi tước hầu của chính Trần Bình Trọng. Phía Trung Quốc không ghi rõ ai trực tiếp chỉ huy trận đánh này. .
đang nạp các trang xem trước