tailieunhanh - VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 2

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 2 Trận Nội Bàng Trong trận đánh tại ải này, Tôn Hựu đã bắt được 2 tướng của ta là quản quân phụng ngự Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu và sau đó giết 2 tướng này. Rồi tiến đến Động Bàng, đại quân của Thoát Hoan đã giao chiến với quân ta và tướng Tần Sâm trúng thương, đã hy sinh. Tiếp theo, chúng tiến quân đến đóng ở thôn Biến Trú. Ngày 26 tháng 12 ĐVSKTT viết: “Giặc đánh vào các ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 2 Trận Nội Bàng Trong trận đánh tại ải này Tôn Hựu đã bắt được 2 tướng của ta là quản quân phụng ngự Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu và sau đó giết 2 tướng này. Rồi tiến đến Động Bàng đại quân của Thoát Hoan đã giao chiến với quân ta và tướng Tần Sâm trúng thương đã hy sinh. Tiếp theo chúng tiến quân đến đóng ở thôn Biến Trú. Ngày 26 tháng 12 ĐVSKTT viết Giặc đánh vào các ải Vĩnh Châu Nội Bàng Thiết Lược và Chi Lăng . Thế là sau 5 ngày tiến quân từ Lộc Châu xuống cánh quân phía tây của Bột La Đáp Nhĩ cũng như đại quân của Thoát Hoan đã thành công khi phá vỡ tuyến phòng ngự chủ yếu để bảo vệ kinh thành Thăng Long bằng cách vượt qua các cửa ải chính của nước ta ở phía bắc và bắt đầu tiến xuống đồng bằng phía nam. Đặc biệt khi đánh vào ải Nội Bàng theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b5 đại quân của Thoát Hoan đã chia làm 6 mũi để bao vây và tiến chiếm. Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 6a5-6 viết Tháng đó quân Trấn Nam Vương đến An Nam giết những lính thú chia quân sáu đạo để tiến. Hưng Đạo Vương của An Nam đem quân cự lại . Như vậy đây có thể nói là một trận đánh lớn nếu không phải là trận đánh quyết chiến chiến lược bởi vì chỉ huy trận đánh này về phía ta là do chính Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo thực hiện và chắc chắn quân ta đã tổn thất nặng với Đại liêu ban Đoàn Thai bị giặc bắt sống. Sau này như sẽ thấy dưới đây vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh cho Trần Hưng Đạo điều động quân ở các lộ về mà riêng quân của các vương con của Trần Hưng Đạo đã lên tới gần 20 vạn. Hơn nữa Trần Hưng Đạo đã rút khỏi Nội Bàng trong một tình thế hết sức bức bách và vội vã có vẻ như mặt trận Nội Bàng tan vỡ đột ngột nằm bên ngoài dự kiến của chính bản thân Trần Hưng Đạo. ĐVSKTT 5 tờ 45a4 -b1 viết về việc rút quân khỏi trận đánh này một cách khá hình ảnh bằng cách kể lại chuyện Tỳ tướng Yết Kiêu chờ đợi ông tại Bãi Tân Trước đây Hưng Đạo Vương có gia nô tên là Dã Tượng và Yết Kiêu. Ông đối đãi họ rất hậu. Khi quân Nguyên đến Yếõt Kiêu giữ thuyền ở Bãi