tailieunhanh - Anh hùng Phạm Tuân - Thi “trượt” thợ máy lên làm phi công 1

Anh hùng Phạm Tuân - Thi “trượt” thợ máy lên làm phi công 1 Cách đây khoảng 30 năm, chàng trai Phạm Tuân đã lập nên hai kỷ lục không bao giờ bị phá: Người lái máy bay chiến đấu đầu tiên bắn rơi B52 và cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Phía sau hai kỷ lục khiến cả thế giới ngỡ ngàng ấy là những nỗ lực phi thường của Phạm Tuân cùng với công lao của đất nước Liên Xô, mà giờ đây nhắc lại hai từ đó, biết bao người vẫn bồi hồi xúc. | Anh hùng Phạm Tuân - Thi trượt thợ máy lên làm phi công 1 Cách đây khoảng 30 năm chàng trai Phạm Tuân đã lập nên hai kỷ lục không bao giờ bị phá Người lái máy bay chiến đấu đầu tiên bắn rơi B52 và cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Phía sau hai kỷ lục khiến cả thế giới ngỡ ngàng ấy là những nỗ lực phi thường của Phạm Tuân cùng với công lao của đất nước Liên Xô mà giờ đây nhắc lại hai từ đó biết bao người vẫn bồi hồi xúc động. Nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga Trung tướng Phạm Tuân đã kể lại quãng đời đầy sự kiện và cũng đầy ắp kỷ niệm với xứ sở bạch dương. Ước mơ của cậu bé làng Quốc Tuấn Người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ ấy sinh ra tại một làng nhỏ mang tên Quốc Tuấn thuộc tỉnh Thái Bình trong một gia đình nông dân. Tin tức về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ vẫn được lan đi nhanh chóng với tốc độ âm thanh đến tất cả các vĩ tuyến và kinh tuyến trên thế giới. Tin tức ấy đến với ngôi làng Quốc Tuấn của Phạm Tuân qua đài phát thanh. Thời kỳ đó chưa có vô tuyến truyền hình và báo chí cũng chẳng mấy khi đến được với làng Quốc Tuấn. Những người biết chữ nói chung là những người lớn đã giải thích cho những trẻ em nông thôn như Phạm Tuân biết rằng ở nước Liên Xô anh em đã có một con người dũng cảm bay lên cao hơn những tầng mây rất cao và rất xa. Trước đó ở góc sân của mình chú bé Phạm Tuân đã nhìn thấy những chiếc máy bay bay qua khoảng trời vùng quê. Bay ở phía dưới những lớp mây. Những đôi mắt trẻ thơ trầm trồ nhìn theo con chim sắt khổng lồ và kỳ diệu ấy mà không hình dung nổi về khả năng có thể bay cao hơn thế. Vả lại ở trường học các thầy giáo làng đã giải thích rằng Trái đất có hình tròn và rất lớn. Bằng cách nào mà có thể dùng máy bay - trên đài phát thanh người ta gọi là tên lửa - bay vòng quanh trái đất chỉ trong vòng 90 phút Đối với Phạm Tuân ngày ấy mới 14 tuổi thì ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện đó đã được minh chứng qua bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài phát thanh. Người nói Liên Xô đã mở đầu công tác to lớn .