tailieunhanh - SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3 Sự kiện Yamamoto có đề cập tới, nhưng cho đây là một chép sai. Tuy nhiên, căn cứ vào những sự kiện, như ta vừa thấy trên và theo cách đồng nhất của chúng tôi, thì Trần Nhật Huyên ở đây chính là vua Trần Nhân Tông, chứ không phải vua Trần Thánh Tông. Cần nhớ là Bản kỷ của Nguyên sử chép Quang Bính còn sai sứ qua Nguyên sau khi vua Trần Thái Tông đã chết được một năm. Một lần nữa, vua Thánh Tông đã mất một năm, mà. | SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3 Sự kiện Yamamoto có đề cập tới nhưng cho đây là một chép sai. Tuy nhiên căn cứ vào những sự kiện như ta vừa thấy trên và theo cách đồng nhất của chúng tôi thì Trần Nhật Huyên ở đây chính là vua Trần Nhân Tông chứ không phải vua Trần Thánh Tông. Cần nhớ là Bản kỷ của Nguyên sử chép Quang Bính còn sai sứ qua Nguyên sau khi vua Trần Thái Tông đã chết được một năm. Một lần nữa vua Thánh Tông đã mất một năm mà Nhật Huyên còn gửi sứ. Việc đồng nhất Quang Bính với vua Trần Thánh Tông và Nhật Huyên với vua Trần Nhân Tông cho phép ta không cần phải nại đến những giả thiết của sự chép sai. Thực tế Bản kỷ ít chép sai hơn phần Liệt truyện nhiều bởi vì Bản kỷ chỉ ghi chép dựa vào Khởi cư chú tức nhật ký những việc làm của vua hằng ngày như tiếp sứ nhận biểu tấu ra chiếu chỉ trong khi Liệt truyện phải tổng hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau do đó dễ đưa đến sai sót. Hơn nữa Kinh thế đại điển tự lục do Triệu Thế Diên và Ngu Tập soạn vào những năm 1330-1331 về mục Chinh phạt mà sau này được sao lại vào Nguyên văn loại 41 tờ 26b1 đến 27b6 chép ở tờ 27a8 việc Đường Ngột Đãi đuổi Nhật Huyên và Thượng hoàng đến cửa biển An bang . Một lần nữa Nhật Huyên lại có Thượng hoàng. Nếu Nhật Huyên là vua Trần Thánh Tông và vua Trần Thái Tông đã mất vào năm 1277 thì làm gì vào năm 1285 khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra lại có mặt Thượng hoàng Trần Thái Tông. Chỉ dựa trên bốn chứng cứ này thôi thì Nhật Cảnh không còn nghi ngờ gì nữa phải là vua Trần Thái Tông Quang Bính phải là vua Trần Thánh Tông và Nhật Huyên là vua Trần Nhân Tông. Tuy nhiên cũng có hai chi tiết để Yamamoto nghĩ rằng Trần Nhật Huyên chính là vua Trần Thánh Tông. Thứ nhất là việc An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 10a9 ghi Năm Chí Nguyên 27 Nhật Huyên chết con là Nhật Tôn sai sứ đến cống . Năm Chí Nguyên 27 1290 là năm vua Trần Thánh Tông mất như ĐVSKTT 5 tờ 59a6-7 đã ghi. Chi tiết thứ hai là việc An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7a10-12 ghi lại báo cáo mô tả những gì mà quân .
đang nạp các trang xem trước