tailieunhanh - SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1 Vua Trần Nhân Tông đã được sử sách qua hàng trăm năm đánh giá là một hoàng đế anh minh, một lãnh tụ thiên tài, một vị anh hùng dân tộc. Do thế, cuộc đời vua được ghi chép tương đối tỉ mỉ, khi so với cuộc đời của một số danh nhân khác của dân tộc. Dẫu vậy, vẫn có những chi tiết không rõ ràng, đặc biệt liên hệ với các tác phẩm của nhà vua. Cho nên, để dựng lại những nét chính của cuộc đời vua Trần Nhân. | SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 1 Vua Trần Nhân Tông đã được sử sách qua hàng trăm năm đánh giá là một hoàng đế anh minh một lãnh tụ thiên tài một vị anh hùng dân tộc. Do thế cuộc đời vua được ghi chép tương đối tỉ mỉ khi so với cuộc đời của một số danh nhân khác của dân tộc. Dẫu vậy vẫn có những chi tiết không rõ ràng đặc biệt liên hệ với các tác phẩm của nhà vua. Cho nên để dựng lại những nét chính của cuộc đời vua Trần Nhân Tông nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu những đóng góp to lớn mà nhà vua đã cống hiến cho đất nước về các mặt võ công và văn trị ta phải huy động tới những nguồn tư liệu khác nhau hiện được bảo lưu tại nước ta cũng như tại Trung Quốc. Trước hết về phía các nguồn tư liệu Việt Nam thì tư liệu cơ bản nhất ta phải quan tâm dĩ nhiên là bộ ĐVSKTT phần Bản kỷ của vua Trần Nhân Tông do Ngô Sĩ Liên lấy lại từ Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên. Đây là bộ sử đầu nguồn mà các bộ sử sau như Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ 1726-1780 và Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn đã sử dụng để viết về vị vua anh minh này. Dù có tham khảo thêm các sử liệu khác chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc chúng cũng không có đóng góp gì mới. Thậm chí có điểm còn sai lạc thêm. Vì vậy khi nghiên cứu vua Trần Nhân Tông ĐVSKTT vẫn là nguồn tư liệu cấp số một. Tuy nhiên có những khía cạnh và sự việc của cuộc đời vua Trần Nhân Tông mà ĐVSKTT đã không ghi lại hoặc ghi lại một cách sơ sài thiếu sót. Ví dụ những ngày cuối đời của nhà vua ĐVSKTT chép không rõ ràng lắm khi so với những gì do Thánh đăng ngữ lục chép lại. Do vậy ngoài ĐVSKTT chúng ta may mắn còn được một số các tài liệu đời Trần hoặc do người viết về sau mà chúng ta phải tham khảo. Cụ thể là Thánh đăng ngữ lục Thiền tông bản hạnh Thượng sĩ ngữ lục Việt điện u linh tập Nam ông mộng lục và Việt âm thi tập. Thánh đăng ngữ lục là một tác phẩm ghi chép lại các thiền ngữ và thơ văn của các vị vua đồng thời là thiền sư của đời Trần tức các vua Thái Tông Thánh Tông Nhân Tông Anh Tông và Minh Tông.
đang nạp các trang xem trước